Có được góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ để thành lập doanh nghiệp hay không ? Đây có lẽ là băn khoăn của rất nhiều người đang có ý định đầu tư; thành lập doanh nghiệp. Việc có một tài sản trí tuệ, có thể tạo ra những lợi thế cạnh tranh mà không phải doanh nghiệp nào cũng có. Tuy nhiên, do là tài sản mang tính chất vô hình định tính liệu; có được công nhận là một tài sản để góp vốn khi thành lập doanh nghiệp không ? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Tài sản sở hữu trí tuệ được hiểu thế nào ?
Tài sản trí tuệ hay còn được gọi là sở hữu trí tuệ là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Tài sản trí tuệ có thể là tác phẩm âm nhạc, tác phẩm văn học, phần mềm máy tính,sáng chế, phát minh, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, giống cây trồng, giống vật nuôi v.v…Quyền sở hữu trí tuệ là các quyền của chủ sở hữu đối với những sản phẩm sáng tạo nói trên. Trong số những quyền này thì có 2 quyền thường được nhắc đến; là quyền nhân thân và quyền tài sản.
Theo quy định của Khoản 1 Điều 4 Luật SHTT 2005; sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019 thì Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của các cá nhân, tổ chức đối với tài sản trí tuệ; bao gồm: quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả và quyền liên quan; đến quyền tác giả và quyền đối với giống cây trồng.
Các tài sản quyền sở hữu trí tuệ, đôi khi có thể mang đến những lợi thế cạnh tranh; không nhỏ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những sáng chế, hay giải pháp hữu ích.
Có được góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ để thành lập doanh nghiệp không ?
Theo quy định tại khoản 4 điều Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020; đã nêu ra định nghĩa về góp vốn như sau:
Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm:
Góp vốn để thành lập công ty;
Hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 34 Luật của Doanh nghiệp 2020 quy định về tài sản góp vốn khi thực hiện việc góp vốn như sau:
Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng; quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật; tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Theo đó, ta có thể hiểu tài sản là quyền sở hữu trí tuệ có thể được coi là tài sản; góp vốn khi thành lâp doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thực hiện thủ tục góp vốn là tài sản sở hữu trí tuệ các tài sản này; phải đáp ứng một số điều kiện sau:
- Thứ nhất, quyền sở hữu trí tuệ phải có Giấy tờ xác nhận quyền sở hữu hợp pháp; do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp;
- Thứ hai, quyền sở hữu trí tuệ phải do chủ sở hữu góp vốn. Chủ sở hữu ở đây là người được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy tờ xác nhận quyền sở hữu trí tuệ hoặc là người đứng tên; trên văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Như vậy, các cá nhân, tổ chức đáp ứng quy định của pháp luật hoàn toàn; có thể sử dụng bằng quyền sở hữu trí tuệ để góp vốn vào công ty; trong trường hợp được các thành viên còn lại đồng ý.
Thủ tục góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ để thành lập doanh nghiệp
Sau khi tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh. Để tiến hành việc góp vốn bằng quyền ở hữu trí tuệ cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Định giá tài sản
Theo khoản 1 Điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020, Tài sản góp vốn không phải là vàng; Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi thì phải được cổ đông sáng lập; các thành viên hoặc tổ chức thẩm định giá, và tiến hành thủ tục định giá tài sản và được thể hiện thành Đồng Việt Nam. Do đó, quyền sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn phải được; định giá và thể hiện thành Đồng Việt Nam.
Quyền sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn khi thành lập doanh nghiệp; phải do một tổ chức thẩm định giá định giá hoặc được cổ đông sáng lập; các thành viên định giá theo nguyên tắc đồng thuận. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị quyền sở hữu trí tuệ dùng để góp vốn; phải được trên 50% số cổ đông sáng lập, số thành viên chấp thuận.
Có thể bạn quan tâm
Bước 2: Lập hợp đồng góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ
Trong hợp đồng góp vốn quyền sở hữu trí tuệ, cần phải thể hiện được đầy đủ các nội dung cơ bản của việc góp vốn như:
- Bên nhận góp vốn, Bên góp vốn (tên, địa chỉ, CMND/CCCD, số giấy phép đăng ký kinh doanh…);
- Quyền sở hữu trí tuệ cụ thể (Chủ giấy chứng nhận/chủ bằng độc quyền,…; ngày nộp đơn; số đơn; thời hạn bảo hộ,…);
- Giá trị quyền sở hữu trí tuệ;
- Thời hạn góp vốn;
- Mục đích góp vốn;
- Đăng ký góp vốn và nộp lệ phí;
- Cam đoan của các bên,…
Bước 3: Thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp
Tài sản sau khi tiến hành việc góp vốn thuộc về doanh nghiệp. Vì vậy, cũng giống như việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất; để góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, thì các bên cần phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu trí tuệ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 86, 87, 138, 192 của Luật sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và 2019 thì kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, nhãn hiệu, thiết kế bố trí, quyền tác giả, quyền liên quan, quyền đối với giống cây trồng khi thực hiện chuyển giao quyền sở hữu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.
Do đó, các tổ chức, cá nhân muốn góp vốn quyền sở hữu trí tuệ vào doanh nghiệp thì cần phải thực hiện chuyển giao quyền sở hữu sang cho doanh nghiệp dưới hình thức hợp đồng lập bằng văn bản.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết”Có được góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ để thành lập doanh nghiệp ? “giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày; kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ sẽ chỉ được áp dụng đối với quyền tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản của tác giả, chủ sở hữu các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Tức là đối với những quyền nhân thân không gắn với quyền tài sản như quyền được đứng tên trên tác phẩm, quyền công bố tác phẩm thì sẽ không phải là đối tượng của việc góp vốn.
Phiếu thu: Nội dung ghi rõ: góp vốn kinh doanh vào công ty
Có đầy đủ chữ ký của các cá nhân liên quan như: chữ ký người nộp tiền, người thu tiền, người lập phiếu, giám đốc/tổng giám đốc.
Biên bản kiểm kê tiền mặt (bảng kiểm đếm số lượng, loại tiền)
Biên bản góp vốn