Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, không ít doanh nghiệp lâm vào tình trạng khủng hoảng; do không thể hoạt động trong đó, có không ít các doanh nghiệp lớn; hay ngay cả những doanh nghiệp có dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. Một trong những giải pháp phù hợp đối với các doanh nghiệp này đó chính là tạm ngừng kinh doanh; để tìm ra phương hướng hoạt động cho giai đoạn sau dịch. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp có vốn FDI thực hiện như thế nào. Để hiểu hơn về thủ tục này; hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu quy định của pháp luật qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Luật đầu tư 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
Doanh nghiệp FDI là gì ?
FDI là viết tắt của “Foreign Direct Investment” được dịch sang tiếng Việt Nam; với sát nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật Việt Nam không có định nghĩa thế nào là doanh nghiệp FDI; mà chỉ đề cập đến tổ chức kinh tế, có vốn đầu tư nước ngoài.
Theo đó tại khoản 22 điều 3 Luật Đầu tư 2020; định nghĩa về tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài như sau:
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Từ định nghĩa này ta có thể hiểu doanh nghiệp FDI là các doanh nghiệp có vốn đầu tư; trực tiếp của nước ngoài, không phân biệt tỷ lệ vốn của bên nước ngoài góp là bao nhiêu. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
- Doanh nghiệp có cá nhân có quốc tịch nước ngoài; tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư (góp vốn thành lập, mua vốn góp).
Vậy, liệu khi muốn thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp có vốn FDI; có gì khác gì so với thủ tục tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp không có vốn đầu tư nước ngoài không ?
Điều kiện tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp FDI
Doanh nghiệp có quyền tạm ngừng kinh doanh. Nhưng phải quân theo quy định tại Điều 206 của Luật doanh nghiệp năm 2020 về tạm ngừng kinh doanh. Theo đó:
Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc; trước ngày tạm ngừng kinh doanh; hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong trường hợp sau đây:
- Tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài; khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật;
- Tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan có liên quan về quản lý thuế; môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
Nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp có vốn FDI
Cũng giống như các doanh nghiệp khác. Trong giai đoạn thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp có vốn FDI cũng phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định mới có thể hoàn thành được thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Cụ thể các nghĩa vụ bao gồm:
- Quyết toán số thuế còn nợ
- Thanh toán các nghĩa vụ tài chính với khách hàng và các bên có liên quan. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác
- Trả đủ lương cho người lao động
- Quyết toán các khoản nợ về bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các khoản bảo hiểm xã hội khác
Sau khi hoàn thành tất cả các nghĩa vụ nêu trên thì doanh nghiệp có thể tiến hành nốt thủ tục tạm ngừng kinh doanh.
Trình tự, thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp có vốn FDI
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp có vốn FDI trong một số trường hợp sẽ có đôi chút khác biệt về hồ sơ. Bởi để được đầu tư tại Việt Nam thì tổ chức cá nhân phải thực hiện thủ tục xin giấy phép đầu tư, cũng như dự án đầu tư theo quy định của Luật đầu tư 2020. Theo đó, thủ tục tạm ngừng gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp có vốn FDI
Bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Hồ sơ dưới đây là hồ sơ ứng với thủ tục tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Việt Nam. Tùy thuộc vào loại hình công ty mà có thể có sự khác biệt. Bao gồm:
- Thông báo tạm ngừng dự án đầu tư;
- Quyết định tạm ngừng dự án đầu tư của chủ đầu tư;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam;
- Quyết định tạm ngừng kinh doanh của chủ sở hữu/hội đồng thành viên/ hội đồng quản trị;
- Biên bản họp của đại hội đồng cổ đông/hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần).
Đây là một thủ tục đặc thù phải thực hiện tại Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Lưu ý: Nếu hồ sơ không phải do người đại diện theo pháp luật của công ty nộp thì cần có thêm giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Khi tiến hành việc tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp có vốn FDI Người thành lập doanh nghiệp hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp đầy đủ hồ sơ tạm ngưng theo quy định. Tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở địa điểm kinh doanh; hoặc nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
Bước 3: Tiếp nhận và thụ lý hồ sơ
Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh. Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo trong thời hạn 03 ngày làm việc. Kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh. Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.
Bước 4: Trả kết quả
Trong thời hạn 03 ngày làm việc. Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Công bố trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá 01 năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá 02 năm.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với doanh nghiệp có vốn FDI “giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp người nộp thuế ra kinh doanh trước thời hạn theo thông báo tạm ngừng kinh doanh thì phải có thông báo bằng văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp đồng thời thực hiện nộp hồ sơ khai thuế theo quy định
Hồ sơ tiếp tục kinh doanh trước thời hạn cần có những nội dung chính sau:
– Thông báo về việc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo
– Văn bản uỷ quyền thực hiện thủ tục
Trong trường hợp không thực hiện thông báo này doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 32 nghị định 50/2016/NĐ-CP như sau:
Điều 32. Vi phạm các nghĩa vụ thông báo khác
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
d) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời Điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh;