Xác định cha, mẹ, con là một vấn đề rất quan trọng. Từ việc xác định cha; mẹ cho con sẽ làm phát sinh ra rất nhiều vấn đề liên quan đến quyền nhân thân; và quyền tài sản đối với các thành viên trong gia đình. Thông qua việc xác định con chung của vợ chồng sẽ chỉ ra được ai là chủ thể mang quyền; và nghĩa vụ trong mối quan hệ cha, mẹ, con. Đặc biệt; thông qua việc xác định con sẽ chỉ ra được ai là người có trách nhiệm nuôi dưỡng đứa trẻ. Vậy xác định cha, mẹ, con trong trường hợp không kết hôn mà có thai như thế nào?
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Pháp luật quy định gì về xác định cha, mẹ, con?
- Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:
“ Điều 88. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân; hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn; và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.
2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ; và phải được Tòa án xác định”.
Ý nghĩa của việc xác định cha, mẹ, con
Việc xác định cha, mẹ, con có ý nghĩa rất thiêng liêng trong việc xác định; hình thành mối quan hệ trong gia đình; góp phần làm ổn định các mối quan hệ trong gia đình nói riêng; và các mối quan hệ ngoài xã hội nói chung. Quan hệ cha – con, mẹ – con được xác lập sẽ đảm bảo cho con cái được chăm sóc; nuôi dưỡng và giáo dục một cách tốt nhất, được đảm bảo cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Đồng thời; quan hệ này cũng gắn trách nhiệm chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ đối với con cái; và ngược lại.
Xác định cha, mẹ, con nhằm xác thực mối quan hệ cha – con; mẹ – con qua đó làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể này. Chế định xác định cha, mẹ, con tạo cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết các tranh chấp về nuôi con; cấp dưỡng, thừa kế,… giữa cha, mẹ, con cũng như các thành viên khác trong gia đình nhằm đảm bảo quyền; và lợi ích hợp pháp tốt nhất của họ. Xác định cha, mẹ, con đóng vai trò là yếu tố quyết định tới một số trình tự thủ tục trong tố tụng dân sự. Đồng thời là cơ sở để chứng minh quyền yêu cầu giải quyết vụ việc của mình là có căn cứ và hợp pháp; là cơ sở để Tòa án xác định quyền khởi kiện của các đương sự.
Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp không kết hôn mà có thai
Vấn đề xác định cha, mẹ, con khi người mẹ không tồn tại hôn nhân mà có thai hoặc sinh con rất phức tạp, gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi có yêu cầu. Vì giữa cha, mẹ của người con không có hôn nhân hợp pháp, tức là không có thời kỳ hôn nhân thì không thể suy đoán để xác định quan hệ cha, mẹ, con. Tuy nhiên có thể xác định dựa trên một trong các căn cứ sau:
- Căn cứ vào thời điểm thụ thai thời gian mang thai; và thời điểm sinh con: Việc xác định thời điểm thụ thai và mang thai chỉ mang tính chất tương đối; thời gian mang thai có thể là khoảng 9 tháng 10 ngày; tối đa là 10 tháng tối thiểu có thể là 6 đến 7 tháng.
- Căn cứ vào khoảng thời gian hai bên nam nữ quan hệ sinh lý: Sau khi xác định được thời điểm thụ thai; sẽ phải xác định trong khoảng thời gian có thể thụ thai; thì hai bên nam nữ có quan hệ sinh lý với nhau hay không? Có thể trong khoảng thời gian có thể thụ thai họ chung sống như vợ chồng; hoặc trường hợp hai bên nam nữ đã kết hôn trái pháp lập mà sau đó việc kết hôn trái pháp luật bị hủy thì có thể căn cứ vào thời kỳ chung sống như vợ chồng.
- Căn cứ vào mối quan hệ giữa cha mẹ và con trên thực tế: Tức là sự phủ nhận quan hệ cha mẹ và còn bằng các hành vi của mình đối với trẻ như chăm sóc nuôi dưỡng. Ngoài ra có thể căn cứ vào tư cách, phẩm chất của người mẹ.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Xác định cha, mẹ trong trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
- Sinh con một bề được nhà nước hỗ trợ từ 10/03/2021 cần điều kiện gì?
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp không kết hôn mà có thai. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: : 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Điều 102 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định về người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con. Theo đó, cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự thì bản thân họ có quyền yêu cầu xác định quan hệ cha, mẹ, con cho mình.
Đối với con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con tại Tòa án gồm có: Cha, mẹ, con, người giám hộ của người đó, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em và Hội liên hiệp phụ nữ.
– TH1: Xác định cha, mẹ, con khi có tranh chấp. Bao gồm:
– TH2: người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết hoặc người yêu cầu xác định cha, mẹ, con chết mà người thân thích của họ có yêu cầu