Để tố cáo, yêu cầu cơ quan điều tra xem xét và xử lý hành vi trái pháp luật, của một cá nhân; tổ chức nào đó thì người bị xâm phạm quyền; lợi ích có thể lựa chọn nhiều phương thức khác nhau như trực tiếp; đến trụ sở của cơ quan có thẩm quyền; hoặc gián tiếp gửi đơn tố cáo qua đường bưu điện. Điểm chung của các phương pháp này là đều phải; để lại thông tin liên lạc để từ đó, cơ quan có thẩm quyền xác minh thông tin. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp; vì nhiều lý do khác nhau mà người tố cáo gửi thư tố cáo không thể để lại thông tin của mình; theo đó những đơn thư tố cáo này được gọi là thư nặc danh. Câu hỏi đặt ra; vậy khi một người Gửi thư nặc danh tố cáo người khác liệu có được chấp nhận ? Để biết thêm về vấn đề này, hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu quy định này qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Gửi thư nặc danh tố cáo được hiểu thế nào ?
Hiện nay, thực tế chưa có định nghĩa thế nào là thư nặc danh; hay gửi thư nặc danh tố cáo. Tuy nhiên, ta vấn có thể tạm hiểu thư nặc danh như sau:
” Thư nặc danh là để dùng chung cho các loại thư không xác định được người tố cáo. Ở đây có thể bao gồm: Thư, đơn không có tên người tố cáo hoặc có tên nhưng đó là tên giả; không có thật, chỉ mang tên người khác và mạo danh hoặc đơn thư; có tên nhưng lại không có địa chỉ cụ thể hoặc địa chỉ không rõ ràng không chính xác… Tóm lại tất cả các loại đơn thư tố cáo; mà không xác định được ai là người tố cáo thì thường được sẽ gọi chung là thư nặc danh “
Có rất nhiều nguyên nhân, mà người gửi thư tố cáo không muốn để lại thông tin về mình trong đó; có thể nói những nguyên nhân cơ bản nhất đó là người tố cáo sợ bị trả thù; liên lụy đến những người xung quanh; hoặc do động cơ không tốt muốn vu khống người khác; nhằm gây ra ảnh hưởng xúc phạm đến uy tín và danh dự người khác.
Có thể bạn quan tâm
Nguyên tắc tố cáo và nhận đơn tố cáo
Tại Điều 22, 23 Luật Tố cáo 2018; việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan.
Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung; thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo. Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.
Từ các quy định của pháp luật; có thể nhận thấy, trong trường hợp tố cáo gián tiếp qua đơn thư thì, việc tố cáo người khác cần phải có thông tin của người tố cáo; bao gồm các thông tin về họ tên, địa chỉ người tố cáo thì một đơn tố cáo mới được coi là hợp lệ. Vậy, trường hợp gửi thư nặc danh tố cáo người khác thì có được chấp nhận bởi cơ quan tiếp nhận; nếu tiếp nhận thì cần điều kiện gì ?
Gửi thư nặc danh tố cáo người khác liệu có được chấp nhận ?
Khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo, người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật Tố cáo 2018 thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý.
Tuy nhiên, không phải thư nặc danh tố cáo nào được gửi đi cũng bị bác bỏ. Trong trường hợp đáp ứng được những điều kiện nhất định của pháp luật thì vẫn hoàn toàn có cơ sở để giải quyết vụ việc.
Cụ thể theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Tố cáo 2018 quy định về việc tiếp nhận, xử lý thư có nội dung tố cáo khi đáp ứng được các điều kiện sau đây thì thư nặc danh tố cáo người khác vẫn có thể được chấp nhận bao gồm:
- Có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật
- Có chứng cứ rõ ràng về hành vi, vi phạm pháp luật
- Có cơ sở để kiểm tra, xác minh được chứng cứ và nội dung tố cáo
Không ít người tố cáo, đặc biệt là tố cáo hành vi tham nhũng, tố cáo các hành vi sai phạm của cán bộ, công chức thường lựa chọn tố cáo nặc danh vì họ sợ bị trả thù, trù dập… nên đây là một quy định rất tiến bộ và được đông đảo người dân ủng hộ.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Gửi thư nặc danh tố cáo người khác liệu có được chấp nhận ? giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Người tố cáo phải trung thực và chịu trách nhiệm về việc tố cáo sai sự thật nếu cố tình; thậm chí có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu cáo; vu khống theo quy định của BLHS
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền sau đây:
– Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ; công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm; quản lý trực tiếp;
– Giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý trực tiếp.
– Thời hạn giải quyết tố cáo là không quá 30 ngày; kể từ ngày thụ lý tố cáo.
– Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày.
– Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày.
– Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.