Mới đây, theo Công an tỉnh Thái Bình cho biết; một cán bộ là Chánh thanh tra Sở TN&MT tỉnh Thái Bình; (52 tuổi, trú tại phường Trần Hưng Đạo, TP Thái Bình) đã bị phát hiện có hành vi; sử dụng điện thoại di động cá nhân để chụp ảnh 2 văn bản mật. Vậy, hành vi Làm lộ bí mật Nhà nước bị phạt tù bao nhiêu năm theo quy định pháp luật? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp luật của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Nội dung tư vấn
Bí mật nhà nước là gì?
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2018; khái niệm “Bí mật nhà nước” được hiểu là thông tin có nội dung quan trọng; do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định; căn cứ vào quy định của Luật này, chưa công khai, nếu bị lộ; bị mất có thể gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
Theo đó, Bảo vệ bí mật nhà nước là việc cơ quan, tổ chức, cá nhân; sử dụng lực lượng, phương tiện, biện pháp để phòng, chống xâm phạm bí mật nhà nước. Hình thức chứa bí mật nhà nước bao gồm tài liệu; vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác.
Bí mật nhà nước gồm những nội dung nào?
Những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia, lợi ích của quốc gia, dân tộc thuộc phạm vi bí mật nhà nước, cụ thể:
- Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, chủ trương, kế hoạch, phương án phòng thủ đất nước; kế hoạch động viên, đối phó với chiến tranh.
- Các chương trình nghiên cứu, sản xuất, phát triển; hiện đại hóa phương tiện, thiết bị an ninh, quốc phòng phục vụ bảo vệ Tổ quốc.
- Chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội; bảo vệ chủ quyền quốc gia; giải quyết các tranh chấp về biên giới lãnh thổ.
- Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác đối nội; đối ngoại và các vấn đề phải giữ bí mật theo cam kết với nước ngoài.
- Các vấn đề liên quan đến các quyết sách quan trọng của Đảng và Nhà nước; về phát triển kinh tế và xã hội của đất nước chưa công bố.
- Các biện pháp nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội của cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia.
- Các chủ trương, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về công tác cơ yếu.
- Các chủ trương quan trọng của Đảng, Nhà nước về các lĩnh vực khoa học và công nghệ; văn hóa, xã hội; y tế; giáo dục và đào tạo; thông tin và truyền thông và các lĩnh vực khác chưa công bố.
Làm lộ bí mật Nhà nước bị phạt tù bao nhiêu năm theo quy định pháp luật?
Tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước
Cố ý làm lộ bí mật Nhà nước, được hiểu là hành vi làm cho người (khác); không có trách nhiệm biết được nội dung xác định là bí mật Nhà nước. Có thể bao gồm: đưa tài liệu cho người khác xem, dùng lời nói, chữ viết; nhằm tiết lộ, cung cấp tài liệu bí mật Nhà nước cho người khác biết); không cản ngăn người khác xem tài liệu bí mật Nhà nước; cố tình để sơ hở, để quên tài liệu bí mật Nhà nước ở nơi làm việc; để tạo điều kiện cho người khác xem, biết được…
Căn cứ Điều 337 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định, người phạm tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước có thể bị phạt tù lên tới 15 năm tù. Khi đó, người vi phạm cần luật sư để có cách bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho mình.
Tội vô ý làm lộ bí mật Nhà nước
Căn cứ theo Điều 338 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định như sau:
- Người nào vô ý làm lộ bí mật nhà nước hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật nhà nước, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Bí mật nhà nước thuộc độ tối mật, tuyệt mật;
+ Gây tổn hại về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, chế độ chính trị, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Chánh thanh tra Sở TN&MT Thái Bình làm lộ bí mật Nhà nước bị xử lý như thế nào?
Mới đây, theo Công an tỉnh Thái Bình cho biết, một cán bộ là Chánh thanh tra Sở TN&MT tỉnh Thái Bình đã bị phát hiện có hành vi sử dụng điện thoại di động cá nhân để chụp ảnh 2 văn bản mật; trong đó có gửi cho đối tượng V.V.S.
Đối tượng này sau đó đã dùng tài khoản zalo được tạo từ sim điện thoại chính chủ để gửi 2 hình ảnh chụp nội dung văn bản thuộc diện mật phát tán vào nhóm zalo và gửi tiếp cho 1 số người khác.
Như vậy, đối với cán bộ là Chánh thanh tra Sở TN&MT có thể bị truy cứu trách nhiệm về Tội vô ý làm lộ bí mật Nhà nước. Tùy theo mức độ của hành vi mà mức phạt lên tới 07 năm tù.
Đối với đối tượng V.V.S, đối tượng bị khởi tố về Tội cố ý làm lộ bí mật Nhà nước, theo đó mức phạt tối đa có thể lên tới 15 năm tù giam.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Hành vi mua bán mèo rừng có bị phạt tù theo quy định pháp luật không?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Hành vi phát tán tài liệu nhằm chống phá Nhà nước bị xử lý như thế nào?
- Học sinh gây tai nạn giao thông ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?
Câu hỏi thường gặp
Tài liệu là vật mang tin được hình thành trong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tài liệu bao gồm: Văn bản, dự án, bản vẽ thiết kế, bản đồ, công trình nghiên cứu, sổ sách, biểu thống kê; âm bản, dương bản phim, ảnh, vi phim; băng, đĩa ghi âm, ghi hình; tài liệu điện tử; bản thảo tác phẩm văn học, nghệ thuật; sổ công tác, nhật ký, hồi ký, bút tích, tài liệu viết tay; tranh vẽ hoặc in; ấn phẩm và vật mang tin khác.
Hành vi phát tán tài liệu nhằm chống phá Nhà nước là hành vi làm, tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm mục đích tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, phao tin bịa đặt về chính quyền gây hoang mang trong nhân dân.