Trên các mạng xã hội xuất hiện một số trang website; nhóm lấy tên, logo ‘Hà Nội’ đăng tải những thông tin không chính thống của chính quyền TP. Hà Nội. Cụ thể, tại các trang mạng trên, đăng tải; chia sẻ nhiều thông tin không chính thống, thiếu chính xác về hoạt động của Thành phố. Vậy, Giả mạo website của chính quyền bị xử lý như thế nào theo quy định? Hãy cùng Phòng tư vấn hình sự của Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 72/2013/NĐ-CP quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet
Nghị định số 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bưu chính, viễn thông
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Giả mạo website là gì?
Website là một tập hợp các trang thông tin có chứa nội dung dạng văn bản; chữ số, âm thanh, hình ảnh, video,… được lưu trữ trên máy chủ (web server); và có thể truy cập từ xa thông qua mạng Internet.
Như vậy, giả mạo website có thể hiểu là hành vi lập website sử dụng tên; hình ảnh và địa chỉ của cá nhân, tổ chức; nhằm mục đích mạo danh cá nhân, tổ chức; làm cho người dùng Internet nhầm lẫn trong việc tiếp nhận thông tin, giao dịch.
Đối với hành vi giả mạo website để bán hàng hóa; hành vi trên nhằm mục đích làm cho khách hàng không nhận biết được; đâu là doanh nghiệp cung cấp hàng hoá, dịch vụ chính hãng khi tìm kiếm trên internet.
Các dấu hiệu cho thấy một website bị giả mạo
Không có cách nào chắc chắn để biết rằng; liệu chúng ta có đang truy cập một trang lừa đảo hay không, nhưng sau đây là một số gợi ý; có thể giúp phân biệt một trang web thật với một website lừa đảo:
- Kiểm tra địa chỉ trang Web: Tên công ty không chính xác. Thông thường, địa chỉ web của một trang lừa đảo trông có vẻ chính xác; nhưng thực tế nó có chứa một lỗi chính tả thông thường trong tên công ty; hoặc một ký tự hoặc ký hiệu trước hoặc sau tên công ty
- Hãy thận trọng với các cửa sổ bật lên: Hãy thận trọng nếu được chuyển đến một trang web ngay lập tức; hiển thị cửa sổ bật lên yêu cầu nhập tên người dùng và mật khẩu.
- Hãy thận trọng với các phương pháp khác để xác định một trang hợp lệ: Một hình chìa khóa nguyên vẹn hoặc ổ khóa bị khóa ở phía trái của thanh URL trên trình duyệt của bạn không phải là một dấu hiệu đáng tin cậy của một trang web hợp lệ. Chỉ vì có một hình chìa khóa hoặc ổ khóa và chứng chỉ bảo mật trông như thật, đừng cho rằng trang đó là hợp lệ.
Tình trạng giả mạo website của chính quyền hiện nay
Ngày 16/7, Trung tâm xử lý tin giả Việt Nam đã cho biết, website “Cổng thông tin điện tử Bộ Công an” tại tên miền: “https://11384vn.com” sử dụng hình ảnh giao diện, chia sẻ thông tin giống hệt với Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) chính thức của Bộ Công an là website tại tên miền: “https://bocongan.gov.vn“. Điều này rất dễ gây nhầm lẫn với người dùng nếu không để ý đến tên miền.
Bên cạnh đó, là trường hợp các đối tượng xấu lợi dụng tâm lý lo lắng về sức khỏe của người dân đã giả mạo trang TTĐT của Bộ Y tế để lừa đảo xin trợ cấp tiêm chủng vaccine COVID-19 và lừa tiền cứu trợ thông qua 2 tên miền là “honapply.vn” và “miniboon.vn.”
Theo ghi nhận nội dung các website này, các đối tượng đã yêu cầu người dùng đăng ký thông tin cá nhân cùng tên đăng nhập và mật khẩu Internet banking để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Gần đây nhất là việc xuất hiện một số trang, nhóm sử dụng tên, logo “Hà Nội”, “Hà Nội News”… thậm chí sử dụng hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám; để đăng tải, chia sẻ nhiều thông tin không chính thống, thiếu chính xác về hoạt động của Thành phố. Đặc biệt thời gian tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, làm gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng tới công tác phòng, chống dịch của Thành Phố.
Giả mạo website của chính quyền bị xử lý như thế nào theo quy định?
Căn cứ Điểm e, Khoản 1, Điều 5 của Nghị định 72/2013/NĐ-CP; của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet; và thông tin trên mạng quy định rõ việc nghiêm cấm hành vi giả mạo tổ chức; cá nhân và phát tán thông tin giả mạo; thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Điểm e, Khoản 3, Điều 102, Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức và 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu là cá nhân.
Trường hợp giả mạo website nhằm mục đích đánh cắp quyền truy cập tài khoản, đánh cắp dữ liệu, thông tin cá nhân để chiếm đoạt tài sản thì có thể bị xem xét về hành vi trộm cắp tài sản và bị xử phạt hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ vi phạm.
Trường hợp giả mạo website nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thì người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Khi đó, người vi phạm cần luật sư để có cách bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho mình.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; “Giả mạo website của chính quyền bị xử lý như thế nào theo quy định?” ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được luật quy định như thế nào?
- Đăng thông tin sai sự thật về lực lượng phòng chống dịch bị xử lý ra sao?
Câu hỏi thường gặp
Hành vi đăng thông tin sai sự thật về lực lượng phòng, chống dịch là hành vi đăng tải thông tin sai sự thật lên mạng xã hội nhằm mục đích câu view, câu like; gây mất trật tự an ninh, an toàn xã hội.
Với hành vi đăng thông tin sai sự thật về lực lượng phòng, chống dịch có thể đối mặt với các mức phạt tiền theo quy định tại Điều 99, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 99.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101.
Hành vi đăng thông tin sai sự thật về lực lượng phòng, chống dịch theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Mức phạt cao nhât lên tới 1 tỷ đồng hoặc 07 năm tù giam.