Nghị định 82/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng. Bạn đọc có thể dowload về bản word dưới đây của Luật sư X!
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: | Đã biết |
Số hiệu: | 82/2019/NĐ-CP | Ngày đăng công báo: | Đã biết |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 12/11/2019 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đã biết | Tình trạng hiệu lực: | Đã biết |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu , Hàng hải |
Tóm tắt Nghị định 82/2019/NĐ-CP
Hướng dẫn thủ tục xin cấp phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡNgày 12/11/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2019/NĐ-CP quy định về nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
Cụ thể, doanh nghiệp nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ phải là doanh nghiệp Việt Nam do tổ chức, cá nhân Việt Nam nắm giữ 100% vốn điều lệ. Doanh nghiệp có nhu cầu xin cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ chuẩn bị hồ sơ đề nghị bao gồm:
Thứ nhất, văn bản đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ theo mẫu (01 bản chính).
Thứ hai, Quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Thứ ba, Quyết định của doanh nghiệp về việc mua tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu).
Cục Hàng hải Việt Nam sẽ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cục Hàng hải Việt Nam thẩm định và báo cáo Bộ Giao thông Vận tải xem xét, quyết định. Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Bộ Giao thông Vận tải cấp Giấy phép nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ, trường hợp không chấp thuận, Bộ phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 30/12/2019.
Nghị định làm hết hiệu lực Nghị định 114/2014/NĐ-CP và làm hết hiệu lực một phần Nghị định 147/2018/NĐ-CP.
Xem trước và tải xuống Nghị định 82/2019/NĐ-CP
Câu hỏi thường gặp
Tàu biển đã qua sử dụng có thân tàu không bằng vật liệu phi kim loại được phép nhập khẩu để phá dỡ, gồm:
1. Tàu chở hàng khô, gồm: Hàng tổng hợp, hàng rời, hàng thiết bị, gỗ dăm, gỗ cây, ngũ cốc, hàng đóng bao, hàng sắt thép.
2. Tàu container.
3. Tàu chở quặng.
4. Tàu chở hàng lỏng, gồm: Dầu thô, dầu sản phẩm, dầu thực vật.
5. Tàu chở gas, khí hóa lỏng.
6. Tàu Ro-Ro, tàu khách, sà lan biển, phà biển.
Thủ tục quyết định lại đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động:
1. Quyết định lại đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động khi thay đổi nội dung ghi trong Quyết định đã được cấp.
2. Chủ cơ sở phá dỡ tàu biển nộp cho Cục Hàng hải Việt Nam văn bản đề nghị cấp lại Quyết định đưa cơ sở phá dỡ tàu biển vào hoạt động theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính) và văn bản liên quan đến nội dung thay đổi (01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao kèm bản chính để đối chiếu)
Hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch phá dỡ đối với từng tàu biển, gồm:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt phương án phá dỡ tàu biển theo Mẫu số 04 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này (01 bản chính);
b) Phương án phá dỡ tàu biển (01 bản chính).
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách; là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật Sư X; hãy liên hệ:
Hotline 0833 102 102