Thừa kế là một trong những chế định quan trọng của pháp luật dân sự. Khi một người chết đi thì toàn bộ tài sản của người chết sẽ được dịch chuyển cho người sống dưới hai hình thức bao gồm thừa kế theo di trúc và thừa kế theo pháp luật. Trong đó, phổ biến hơn cả đó chính là hình thức thừa kế theo pháp luật; theo đó thì di sản của người chết sẽ được phân chia cho những người thuộc hàng thừa kế của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp có nhiều người cùng thuộc hàng thừa kế có thỏa thuận phân chia theo cách khác thì vẫn được công nhận theo quy định. Vậy thủ tục này được thực hiện thế nào? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là gì ?
Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là văn bản thể hiện sự nhất chí; của những người thừa kế về cách phân chia di sản của người chết để lại.
Để phân định cách chia di sản thừa kế của người chết để lại, pháp luật quy định dựa theo di chúc; nếu không có di chúc thì sẽ chia theo pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp tất cả các thừa kế đều thống nhất thỏa thuận; phân chia theo phương thức khác với quy định; của luật hoặc khác với di chúc, thì pháp luật vẫn công nhận sự thỏa thuận của họ.
Quy định về hàng thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Theo đó, tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, những người thừa kế theo pháp luật được chia theo thứ tự 03 hàng thừa kế:
- Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai: Ông bà nội, ngoại; anh, chị, em, ruột của người chết; cháu ruột gọi người chết là ông bà nội, ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba: Cụ nội, ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì ruột; cháu gọi người chết là bác, chú, cô, dì ruột; chắt gọi người chết là cụ nội, ngoại.
Theo quy định của Bộ Luật Dân sự thì, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Và người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng, bị truất quyền hoặc do từ chối nhận di sản.
Thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo quy định
Thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế được thực hiện theo quy định của Luật Công chứng. Theo đó, trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản những người; thuộc hàng thừa kế sẽ tiến hành việc công chứng văn bản thỏa thuận. Thủ tục này được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng;
- Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết…
- Các giấy tờ nhân thân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người thừa kế;
- Các giấy tờ về tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô…
Sau khi nộp đủ giấy tờ, Công chứng viên sẽ xem xét, kiểm tra. Nếu đầy đủ thì sẽ tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Ngược lại nếu hồ sơ không đầy đủ thì người thừa kế sẽ được hướng dẫn và yêu cầu bổ sung. Nếu không có cơ sở giải quyết thì giải thích và từ chối tiếp nhận
Bước 2: Niêm yết công khai thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
Việc niêm yết phải được tiến hành tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường; thị trấn nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản với các nội dung như họ; tên người để lại di sản, người nhận thừa kế; quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế, danh mục di sản thừa kế…
Thời gian niêm yết là 15 ngày.
Bước 3: Ký và trả kết quả
Sau khi nhận được kết quả niêm yết không có khiếu nại, tố cáo; tổ chức hành nghề công chứng sẽ hướng dẫn người thừa kế ký Văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Sau đó, Công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình bản chính các giấy tờ; hồ sơ đã nêu ở trên để kiểm tra, đối chiếu trước khi ký xác nhận vào lời chứng và từng trang của văn bản.
Khi hoàn tất hồ sơ, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành thu phí; thù lao công chứng và trả lại bản chính của Văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo quy định “giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline 0833 102 102
Câu hỏi liên quan
Mọi cá nhân đều có quyền nhận di sản trong trường hợp thuộc diện nhận di sản theo di chúc. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Di sản thừa kế theo di chúc sẽ được chia theo ý nguyện của người để lại di chúc, tức là trong di chúc quy định về việc phân chia tài sản như thế nào thì những người có quyền thừa kế phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo di chúc đó.
Điều 42 Luật Công chứng 2014 như sau:
Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.