Thời gian gần đây, liên tục nhiều nghệ sĩ dính lùm xùm liên quan đến vấn đề từ thiện. Sau những ồn ào vừa qua; công chúng cho rằng; người nổi tiếng khi đứng ra kêu gọi quyên góp làm từ thiện; nên công khai minh bạch số tiền mạnh thường quân gửi vào ủng hộ bằng sao kê từ ngân hàng; chứ không chỉ là kê khai thông qua giấy viết tay hay thống kê cơ học. Vậy có phải ai cũng có quyền kêu gọi từ thiện hay không? Người làm từ thiện có được phép giữ bí mật về số tiền ủng hộ? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý:
- Nghị định 64/2008/NĐ-CP
- Bộ luật Dân sự 2015
- Hiến pháp 2013
Ai cũng có quyền kêu gọi từ thiện?
Theo Nghị định 64/2008/NĐ-CP; không một tổ chức, đơn vị, cá nhân nào có quyền tổ chức tiếp nhận tiền, hàng cứu trợ; ngoài các tổ chức được cho phép sau: Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các cấp ở địa phương; Báo, đài của Trung ương, địa phương; Ủy ban MTTQ Việt Nam; các quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thành lập, hoạt động theo quy định,…
Tuy nhiên; điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định các cá nhân, tổ chức có thể ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện công việc nhất định, bao gồm việc từ thiện. Theo đó; cá nhân có thể tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận về việc từ thiện; chỉ cần không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Mặc dù chưa có sự thống nhất về luật giữa Nghị định 64 và Bộ luật Dân sự năm 2015; nhưng việc thực hiện theo luật gần nhất là phù hợp. Như vậy; cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và tổ chức có đủ tư cách pháp nhân hoàn toàn có thể nhận ủy quyền, nhận tiền để làm từ thiện.
Người làm từ thiện được phép giữ bí mật về số tiền ủng hộ?
Người làm từ thiện có quyền giữ bí mật về số tiền ủng hộ.
Xét về pháp lý; mối quan hệ giữa người làm từ thiện và người ủng hộ là quan hệ ủy quyền. Khoản 4 điều 565 Bộ luật Dân sự 2015 quy định; bên được ủy quyền (người làm từ thiện) có thể giữ bí mật về thông tin; bao gồm cả số tiền từ thiện với những người không liên quan. Họ chỉ có nghĩa vụ công khai nếu người ủng hộ yêu cầu.
Ví dụ, anh A nhận tiền ủng hộ của chị B và cô C. Nếu chị B có yêu cầu, anh A chỉ phải công khai số tiền của chị này. Với khoản tiền ủng hộ của cô C, anh A không có nghĩa vụ phải công khai với chị B. Trừ khi tất cả người ủng hộ cùng lên tiếng thì anh A mới phải công khai toàn bộ.
Theo luật sư; cá nhân làm từ thiện kiểu tự phát có rất nhiều lỗ hổng bởi không ai có thể kiểm chứng chính xác số tiền ủng hộ là bao nhiêu; trừ khi cơ quan chức năng vào cuộc. Trong quá trình công an điều tra, nếu phát hiện gian dối về số tiền ủng hộ, người làm từ thiện sẽ bị xử lý về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Mọi hành vi xúc phạm; bôi nhọ người làm từ thiện đều vi phạm pháp luật?
Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, theo khoản 1 điều 20 Hiến pháp 2013. Theo đó, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là quyền cơ bản con người đã được hiến định.
Mọi hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người làm từ thiện đều là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý theo quy định pháp luật.
Về xử phạt, bất kỳ ai có cử chỉ, lời nói, hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người làm từ thiện trên mạng xã hội đều bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng, theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Trường hợp xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, người vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền 10-30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm về tội Làm nhục người khác, theo điều 155 Bộ luật Hình sự.
Nếu cố tình bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người làm từ thiện, người vi phạm sẽ bị phạt tiền 10-50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến một năm về tội Vu khống, theo điều 156 Bộ luật Hình sự.
Câu hỏi thường gặp
Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và tổ chức có đủ tư cách pháp nhân hoàn toàn có thể nhận ủy quyền, nhận tiền để làm từ thiện như Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và các cấp ở địa phương; Báo, đài của Trung ương, địa phương; Ủy ban MTTQ Việt Nam; các quỹ xã hội, quỹ từ thiện được thành lập, hoạt động theo quy định,…
Người làm từ thiện có quyền giữ bí mật về số tiền ủng hộ.
Xét về pháp lý; mối quan hệ giữa người làm từ thiện và người ủng hộ là quan hệ ủy quyền. Khoản 4 điều 565 Bộ luật Dân sự 2015 quy định; bên được ủy quyền (người làm từ thiện) có thể giữ bí mật về thông tin; bao gồm cả số tiền từ thiện với những người không liên quan. Họ chỉ có nghĩa vụ công khai nếu người ủng hộ yêu cầu.
Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, theo khoản 1 điều 20 Hiến pháp 2013. Theo đó, quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là quyền cơ bản con người đã được hiến định.
Mọi hành vi xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, uy tín của người làm từ thiện đều là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử lý theo quy định pháp luật.
Thông tin Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về:
Người làm từ thiện được phép giữ bí mật về số tiền ủng hộ??
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.
Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:
Hotline 0833 102 102
Xem thêm: Không trao hết tiền ủng hộ do sự kiện bất khả kháng, giữ lại từ thiện khác?