Dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến hết sức phức tạp ở nước ta. Tuy nhiên; trong khi cả nước đang gồng mình chống dịch; thì vẫn có những đối tượng lợi dụng dịch bệnh COVID-19 để kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ; quảng cáo quá công dụng của thuốc; tăng giá thuốc bất hợp lý… nhằm chuộc lợi. Vậy buôn bán thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc bị xử lý thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn dề này nhé!
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
- VBHN: Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 185/2013
Nội dung tư vấn
Thuốc điều trị Covid-19 là gì?
Ngày 26/8, Bộ Y tế ban hành hướng dẫn tạm thời Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm COVID-19 tại nhà.
Cụ thể hướng dẫn Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người nhiễm COVID-19 tại nhà do Bộ y tế ban hành gồm có:
- Thuốc hạ sốt, giảm đau Paracetamol
- Thuốc cân bằng điện giải dung dịch: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác.
- Thuốc hỗ trợ nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng: Vitamin tổng hợp có một trong các thành phần sau: vitamin B1, B6 và B12; vitamin C (có thể bao gồm kẽm); vitamin D.
- Thuốc sát khuẩn hầu họng: Natri clorit (dung dịch 0,9% hoặc viên pha nước muối); thuốc sát khuẩn hầu họng khác.
- Thuốc kháng virus sử dụng theo đề cương nghiên cứu lâm sàng được Bộ Y tế phê duyệt; hoặc theo thông tin tờ hướng dẫn sử dụng thuốc sau khi thuốc được cấp giấy phép lưu hành sản phẩm tại Việt Nam.
- Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống; lựa chọn một trong các thuốc sau: Dexamethason 0,5mg (viên nén), Methylprednisolon 16mg (viên nén), Prednisolon 5mg (viên nén).
- Thuốc chống đông máu đường uống, lựa chọn một trong 2 thuốc sau: Rivaroxaban 10mg (viên), Apixaban 2,5mg (viên).
Hàng hóa không rõ nguồn gốc là gì?
Khoản 14 Điều 3 Luật Thương mại 2005; và hướng dẫn cụ thể Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;
“Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa; hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước; hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.”
Đối với các loại hàng hóa không thuộc trường hợp phải đăng ký cấp giấy chứng nhận xuất xứ; hàng hóa được coi là không rõ nguồn gốc, xuất xứ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra; sử dụng các tiêu chí xác định nguồn gốc hàng hóa; mà không thể phát hiện ra nguồn gốc của hàng hóa.
Buôn bán thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc bị xử lý thế nào?
Theo quy định của pháp luật tại Điều 21 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP , sửa đổi bởi Khoản 17 Điều 1 Nghị định 124/2015/NĐ – CP quy định xử phạt Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác như sau:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
a) Kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa; hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
…
12. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
Như vậy, hành vi buôn bán hàng hoá không có hoá đơn, chứng từ sẽ bị coi là hàng hoá nhập lập; và bị xử phạt hành chính theo nghị định 185/2013, mức phạt cao nhất 100 triệu đồng; nghiêm trọng hơn có thể bị xử lý hình sự về tội buôn bán hàng giả.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Vi phạm quy định về phòng chống dịch bệnh Covid thì bị xử lý thế nào?
- Những loại vắc xin phòng Covid-19 được cấp phép tại Việt Nam
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về Buôn bán thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc bị xử lý thế nào? Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Buôn bán thuốc điều trị Covid-19 không rõ nguồn gốc còn bị tịch thu tang vật đối với hành vi này. Tịch thu toàn bộ hàng vi phạm đó.Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc hoặc vật khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm.
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Theo đó, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Ngoài ra, mức phạt cao nhất của tội này là 15 năm tù.
Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả chỉ được cấu thành tôi phạm nếu số lượng hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 193, 194, 195, 196 và 200 của BLHS hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.