Hiện nay,, tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội; đều có các văn bản yêu cầu chợ tự phát ngưng hoạt động và chợ truyền thống hạn chế một số mặt hàng không cần thiết. Bên cạnh đó việc giữ khoảng cách đối với người đến mua nhu yếu phẩm cũng được chú trọng. Tuy nhiên, mới đây, ngày 2/9, Công an huyện Gia Lâm (Hà Nội) phát hiện 20 đối tượng không tuân thủ phòng, chống dịch, tập trung họp chợ dưới gầm cầu Thanh Trì. Vậy Hành vi mở chợ tự phát trong mùa dịch bị xử lý như thế nào theo quy định? Hãy cùng Luật sư X. tìm hiểu về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Chợ tự phát là gì?
Chợ tự phát là cách gọi dân dã những nơi người dân tự họp chợ để mua bán, trao đổi hàng hóa dịch vụ. Nó còn được gọi các tên khác như chợ cóc, chợ chạy, chợ chồm hổm…
Chợ tự phát thường phát sinh bám theo xung quanh các chợ truyền thống; xuất hiện tại cổng bệnh viện, khu công nghiệp, trường học và các ngã ba, ngã tư đường nơi có đông dân cư.
Chợ tự phát tồn tại, mặt hại nhiều hơn mặt lợi. Chợ tự phát đáp ứng nhanh nhu cầu mua sắm hàng hóa tiêu dùng, lương thực; thực phẩm như quần áo may sẵn, rau củ quả; thịt, cá và các mặt hàng thiết yếu cho người lao động với giá cả thường rẻ hơn; trong các chợ truyền thống hay siêu thị…và người mua thấy tiện lợi và nhanh chóng; vì không cần phải gửi xe; hay di chuyển nhiều như vô chợ hay siêu thị…
Nhưng có thể nhận thấy những điểm hại của chợ tự phát. Trước hết là mất an ninh trật tự. Người bán lấn chiếm lòng lề dường, hè phố, che ô che dù; căng bạt, dựng xe ba gác… bày biện hàng hóa; thực phẩm tràn lan, rao bán ầm ĩ bằng loa…;người mua chạy xe vô chợ, dừng đậu vô lối… gây ách tắc giao thông…
Trong thời điểm dịch bệnh hiện nay, chợ tự phát còn có thể là môi trường lây lan dịch bệnh; do người đi chợ khó thực hiện giãn cách theo quy định. Người đi chợ phải mang giấy tờ trong trường hợp bị kiểm tra.
Hành vi mở chợ tự phát trong mùa dịch
Tại Hà Nội, Tp.HCM và các địa phương giãn cách xã hội; hiện nay đã có các công văn chỉ đạo nghiêm cấm việc; mở các điểm mua bán tự phát lấn chiếm lòng; lề đường, vi phạm trật tự an toàn giao thông; không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và văn minh đô thị xung quanh các chợ đầu mối và chợ truyền thống nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh, nhất là trong đợt cao điểm phòng, chống dịch Covid-19.
Tuy nhiên, tại khu vực xung quanh một số chợ trên địa bàn vẫn tái diễn tình trạng kinh doanh lấn chiếm lòng, lề đường. Đặc biệt, ghi nhận tại một số điểm chợ tự phát cùng với tình trạng kinh doanh lấn chiếm lòng, lề đường thường tập trung đông người làm tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm Covid-19 cũng như không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; một số người dân có biểu hiện chủ quan, lơ là trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; không tuân thủ nghiêm các quy định (như đeo khẩu trang đúng cách, giữ khoảng cách, không tụ tập đông người…).
Hành vi mở chợ tự phát trong mùa dịch bị xử lý như thế nào theo quy định
Hành vi mở chợ tự phát trong mùa dịch chính là hành vi tự tập đông người, không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân khi tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế ( ra ngoài khi không cần thiết).
Căn cứ quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 12, Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; mức xử phạt đối với mỗi cá nhân là từ 01 đến 03 triệu đồng
“Điều 12. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;“
Hành vi mở chợ tự phát tại Gia Lâm bị xử lý như thế nào?
Khoảng 21h30 ngày 2/9, Tổ tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm về phòng chống dịch – Công an xã Đông Dư, huyện Gia Lâm (Hà Nội) phát hiện một số phương tiện chở hàng di chuyển đến khu vực gầm cầu vượt Thanh Trì thuộc địa phận thôn 1, xã Đông Dư.
Qua kiểm tra có 9 xe ô tô tải đông lạnh chở hàng thủy hải sản từ nhiều tỉnh thành và khoảng 20 người đang bốc dỡ hàng hóa tại khu vực trên.
Như vậy, 20 người có hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân khi tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Theo quy định, mỗi cá nhân sẽ bị xử phạt từ 01 đến 03 triệu đồng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi mở chợ tự phát trong mùa dịch bị xử lý như thế nào theo quy định“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Xem thêm:
- Người bị trì hoãn tiêm vắc xin Covid-19 làm sao để được tiêm?
- Ra đường không vì nhu cầu thiết yếu bị phạt bao nhiêu tiền?
- Các giấy tờ cần mang theo khi ra đường
Câu hỏi thường gặp
– Thứ nhất, mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;
– Thứ hai, các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…;
– Thứ ba, làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở được cho phép.
Công văn 2601/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ đã nêu ra các trường hợp thật sự cần thiết để người dân được phép ra khỏi nhà trong thời gian giãn cách xã hộ
Giãn cách xã hội là một nhóm biện pháp nhằm duy trì khoảng cách vật lý giữa người với người, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây lan của dịch bệnh. Giãn cách xã hội được phân làm nhiều cấp độ, từ khoảng cách tối thiểu giữa người với người là 2m, đến hạn chế tập trung nơi đông người, đóng cửa các cơ quan, hay hạn chế đi lại. Vậy thắc mắc rằng, các giấy tờ cần mang theo khi ra đường?