Thời gian qua liên tục xảy ra các vụ bôi nhọ;nói xấu cá nhân và các tổ chức trên mạng xã hội Facebook nói riêng và các mạng xã hội khác nói chung gây bức xúc trong dư luận. Trong thời gian giãn cách dịch bệnh; khi tâm lý của người dân cũng bị ảnh hưởng do khó khăn của dịch bệnh; nhiều đối tượng đã bịa đặt, vu khống các lực lượng chống dịch về việc xử phạt hay; công tác phòng chống dịch. Vậy hành vi bình luận vu khống công an trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này với Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Nội dung pháp luật
Bình luận trên mạng xã hội
Bình luận (comment) là thuật ngữ nêu lên ý kiến cá nhân của người dùng; về một vấn đề trong xã hội được đưa lên nền tảng kĩ thuật số, trang web hay mạng xã hội. Nó cũng có thể là một đoạn văn bản nêu ý nghĩ; cảm tưởng, đánh giá, chia sẻ của bản thân sau khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ.
Thông qua comment, bình luận từ người dùng, người dùng trước đó; có thể hiểu thêm về quan điểm, cách nhìn, đánh giá của họ về một sự vấn đề nào đó.
Tuy nhiên, bên cạnh những bình luận thực tâm; thì cũng có những đối tượng sử dụng lợi dụng bình luận trên mạng xã hội với mục đích; lan truyền thông tin sai sự thật, thông tin với mục đích cá nhân; khiến cho cộng đồng mạng có nhận thức không đúng đắn về vấn đề.
Hành vi bình luận vu khống công an trên mạng xã hội
Vu khống là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm danh dự của con người. Do vậy, luật hình sự Việt Nam quy định vu khống là tội phạm thuộc chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người.
Theo Bộ luật hình sự năm 2015, hành vi vu khống có thể là hành vi tạo ra thông tin sai sự thật; và loan truyền thông tin đó mặc dù biết đó là thông tin sai sự thật. Hành vi vu khống cũng có thể chỉ là hành vi loan truyền thông tin sai sự thật do người khác tạo ra mặc dù biết đó là thông tin sai sự thật.
Nội dung của thông tin sai sự thật thể hiện sự xúc phạm đến danh dự; uy tín, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Dạng đặc biệt của vu khống là hành vi bịa đặt người khác phạm tội; và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Các hành vi vu khống, xúc phạm danh dự nhân phẩm của cá nhân; tổ chức trên mạng xã hội tùy thuộc vào tính chất, mức độ khác nhau; có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra họ còn phải bồi thường về vật chất những thiệt hại gây ra cho cá nhân, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật Dân sự nếu có.
Hành vi bình luận vu khống công an trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào
Tại khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 có nêu: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm…”.
Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ” (Điều 34).
- Về xử phạt hành chính, Hành vi lợi dụng mạng xã hội “Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân” có thể bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng (điểm a khoản 1 Điều 101). Đây là các mức phạt tiền được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
- Trường hợp hành vi bôi nhọ, vu khống người khác trên mạng một cách nghiêm trọng, theo quy định tại Điều 156 Bộ Luật Hình sự về tội vu khống, hình phạt cao nhất của tội danh này có thể lên đến 7 năm tù. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 – 50 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 – 5 năm
Hành vi bình luận vu khống công an trên mạng xã hội ở Cần Thơ bị xử lý như thế nào?
Vừa qua, một người phụ nữ ở Cần Thơ bịa bình luận rằng lực lượng tuần tra xử phạt người vi phạm nhưng không ghi biên lai và xúc phạm lực lượng tuyến đầu chống dịch. Bà N bình luận với lời lẽ xúc phạm, vu khống lực lượng công an và tuyến đầu phòng chống dịch. Người phụ nữ này cho rằng họ lạm quyền, kiếm cơm, tuần tra xử phạt mà không ghi biên lai…
Công an huyện Phong Điền đã xác minh, mời chủ tài khoản đến làm việc. Tại trụ sở công an, N. thừa nhận đã bịa chuyện xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch. Bà N. thành khẩn khai báo, xóa tất cả nội dung bình luận và cam kết không tái phạm nên được áp dụng tình tiết giảm nhẹ.
Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, bà N bị xử phạt mức 5 triệu đồng do là hành vi của cá nhân nên chỉ bằng 1/2 mức quy định trên và có tính tiết giảm nhẹ.
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Hành vi bình luận vu khống công an trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Xem thêm:
- Bị người khác vu khống nên xử lý ra sao? Hình phạt về tội vu khống
- Quảng cáo sai sự thật xử phạt như thế nào? Có bị truy cứu TNHS không?
- Xúc phạm người khác trên Facebook bị tội gì
Câu hỏi thường gặp
Vu khống là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm danh dự của con người. Do vậy, luật hình sự Việt Nam quy định vu khống là tội phạm thuộc chương các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người.
Bình luận (comment) là thuật ngữ nêu lên ý kiến cá nhân của người dùng về một vấn đề trong xã hội được đưa lên nền tảng kĩ thuật số, trang web hay mạng xã hội.
Bước 1: Tìm kiếm nguồn phát tán thông tin sai sự thật, vu khống
Việc xác định nguồn thông tin phát tán sai sự thật, vu khống cho người khác là rất quan trọng. Bởi chỉ khi xác định được chủ thể phát tán nguồn thông tin mới có thể thực hiện được việc tố cáo.
Bước 2: Thu thập, xác minh nguồn chứng cứ
Đây là bước quan trọng nhất của quá trình, bởi chỉ khi có đủ bằng chứng cho rằng người khác có hành vi vu khống; xúc phạm gây ảnh hưởng đến chủ thể bi vu khống thì mới có thể giải quyết được vấn đề. Nguồn chứng cứ được thu thập, có thể bao gồm đoạn ghi âm, ghi hình, cũng như các nguồn lưu trữ thông tin khác.
Bước 3: Làm đơn tố giác hành vi