Tỉnh Vĩnh Long nằm giữa hai con sông lớn nhất của đồng bằng sông Cửu Long; nên có nguồn nước ngọt quanh năm; tạo điều kiện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Bởi vậy, Vĩnh Long phù hợp với các hộ gia đình kinh doanh phát triển nông nghiệp; nuôi trồng trủy hải sản dưới mô hình hộ kinh doanh. Vậy thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Vĩnh Long được pháp luật quy định như thế nào? Trong nội dung bài viết này; Phòng tư vấn Luật doanh nghiệp của Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Vĩnh Long có những lợi thế gì?
Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Do đó, Hộ kinh doanh là một loại hình kinh doanh phổ biến; được ưa chuộng và đóng góp không nhỏ trong nền kinh tế. Thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Vĩnh Long có các lợi thế như sau:
+ Mô hình hộ kinh doanh phù hợp với những cá nhân hoặc nhóm cá nhân muốn khởi nghiệp; kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, các yêu cầu về cơ cấu tổ chức quản trị đơn giản. Tạo nền móng cho kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai.
+ Chế độ kế toán gọn nhẹ, dễ khai báo; có thể đăng ký phương pháp thuế khoán – chỉ phải kê khai và nộp thuế một lần hàng năm.
+ Thủ tục thành lập hộ kinh doanh đơn giản, nhanh chóng, chi phí thấp. Qúa trình vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh đơn giản, tiết kiệm.
Thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Vĩnh Long
Bước 1: Xác định các vấn đề cơ bản về hộ kinh doanh
Trước khi tiến hành đăng ký thành lập hộ kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Vĩnh Long cần xác định các vấn đề sau:
- Đặt tên hộ kinh doanh
Tên hộ kinh doanh = Hộ kinh doanh + Tên riêng của hộ kinh doanh.
Trong đó, tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
- Xác định địa điểm đặt hộ kinh doanh
Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm; nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh.
- Xác định số lượng lao động
Hộ kinh doanh chỉ được sử dụng cố định dưới 10 lao động. Số lượng lao động của hộ kinh doanh được tính cả chủ hộ và các hộ viên.
- Xác định ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh
Người thành lập hộ kinh doanh phải kê khai ngành nghề kinh doanh theo những mã ngành cụ thể (áp dụng mã ngành kinh doanh của doanh nghiệp). Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cần thỏa mãn quy định của pháp luật mới được tiến hành đăng ký.
- Dự tính doanh thu và đăng ký với cơ quan nhà nước để xác định mức thuế môn bài phải nộp.
- Xác định vốn điều lệ của hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh sẽ phải đăng ký số vốn điều lệ khi kê khai thông tin; và hoàn thiện hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh. Số vốn điều lệ được kê khai theo nguyên tắc tương tự như doanh nghiệp.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập hộ kinh doanh
Người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ để đăng ký thành lập hộ kinh doanh.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh gồm các giấy tờ sau:
+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh; thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
+ Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Bước 3: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
Căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện
1, Trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp hoặc từ chối cấp đăng ký hộ kinh doanh.
Như vậy, theo quy định trên, người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh nộp 01 bộ hồ sơ tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện khi thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
Bước 4: Nhận kết quả
Căn cứ khoản 3 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP; khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh; trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ; Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp về thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại tỉnh Vĩnh Long hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty
Câu hỏi thường gặp
Hộ kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh tự kê khai hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh; và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp; trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
Chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh; vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong; quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ; làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh; trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.