Hiện nay, có khá nhiều cổ vật, bảo vật quốc gia bị thất lạc; do tác động của các thiên tai, thảm họa tự nhiên, một số lượng lớn di tích văn hóa cũng bị hư hại hoặc biến mất theo sự thay đổi của tự nhiên. Cũng có không ít những cổ vật vẫn còn chưa được phát hiện khai quật, vẫn bị chôn vùi dưới lòng đất. Do đó, việc người dân vô tình phát hiện ra cổ vật không việc hiếm gặp. Vậy khi tìm thấy cổ vật có phải giao nộp cho nhà nước không? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Cổ vật là gì?
Căn cứ khoản 6 Điều 4 Luật di sản văn hóa 2001 sửa đổi, bổ sung 2009; nêu khái niệm về cổ vật như sau:
Điều 4. Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
6, Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên.
Theo quy định trên, cổ vật là những hiện vật có tuổi đời lớn; mang giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Nên việc định đoạt các tài sản là cổ vật như: bán, tặng, đổi… phải tuân theo các quy định của pháp luật. Chủ sở hữu cổ vật bị hạn chế quyền định đoạt khi muốn mua bán, tặng cho cổ vật. Đối với người tìm thấy cổ vật có trách nhiệm thông báo, giao lại cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; và họ được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.
Tìm thấy cổ vật nhưng không giao nộp cho nhà nước bị xử lý thế nào?
Người tìm thấy cổ vật có trách nhiệm thông báo, giao nộp cho Nhà nước
Căn cứ khoản 4 Điều 14 Luật di sản văn hóa 2001 sửa đổi 2009 quy định:
Điều 14. Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
4, Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;
Như vậy, khi phát hiện cổ vật, tổ chức cá nhân có trách nhiệm thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất; về thời gian, địa điểm phát hiện và giao nộp cổ vật cho cơ quan nhà nước. Cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.
Tìm được cổ vật không giao nộp cho nhà nước bị phạt đến 20.000.000 đồng
Căn cứ khoản 1 Điều 25 Nghị định 38/2021/NĐ-CP; quy định xử phạt hành chính đối với hành vi phát hiện cổ vật nhưng không thông báo, giao nộp cho cơ quan nhà nước; cụ thể như sau:
Điều 25. Vi phạm quy định về thông báo, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện
1, Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo, không giao nộp di vật, cổ vật được phát hiện.
Như vậy, theo quy định trên, người tìm thấy cổ vật bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; nếu không thông báo, giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bị tịch thu cổ vật tìm được nếu không thông báo, giao nộp cho Nhà nước
Căn cứ khoản 2 Điều 25 Nghị định 38/2021/NĐ-CP; người phát hiện cổ vật nhưng không thông báo, giao nộp cho cơ quan nhà nước; ngoài bị xử phạt hành chính còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung như sau:
Điều 25. Vi phạm quy định về thông báo, giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia được phát hiện
… 2, Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, người nhặt được cổ vật; nếu không thông báo giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền; sẽ bị phạt hành chính và bị tịch thu cổ vật tìm được.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Mua bán trái phép cổ vật bị xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Cổ vật do tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp phải được tạm nhập vào bảo tàng cấp tỉnh nơi phát hiện. Bảo tàng cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý; và báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trong quá trình cải tạo, xây dựng công trình mà thấy có khả năng có di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; hoặc phát hiện được di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia; thì chủ dự án phải tạm ngừng thi công và thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch.
Việc đưa cổ vật ra nước ngoài để trưng bày, triển lãm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
+ Có sự bảo hiểm từ phía tiếp nhận di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia;
+ Có quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép đưa bảo vật quốc gia ra nước ngoài; quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép đưa cổ vật ra nước ngoài.