Biện pháp cưỡng chế đặt ra để đảm bảo quá trình giải quyết vụ án: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án diễn ra đúng quy định của pháp luật. Với tính chất cưỡng bức, buộc đối tượng phải thi hành. Vậy biện pháp cưỡng chế bao gồm những biện pháp gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Nội dung tư vấn
Biện pháp cưỡng chế là gì?
Các biện pháp cưỡng chế là biện pháp do các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng bằng cách buộc người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị buộc tội phải thi hành nhằm đảm bảo hoạt động giải quyết vụ án diễn ra đúng quy định của pháp luật
Đặc điểm biện pháp cưỡng chế
- Có tính chất cưỡng bức, được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực công bắt buộc người khác phải thi hành .
- Do cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện
- Đối tượng áp dụng: người bị giữu trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị can, bị cáo
- Mục đích nhằm đảm bảo hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án diễn ra đúng pháp luật.
Các biện pháp cưỡng chế
Áp giải, dẫn giải
Áp giải, dẫn giải là biện pháp cưỡng chế nhằm mục địch đảm bảo sự có mặt của họ để thực hiện các hoạt động tố tụng.
Áp giải áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; người bị bắt; người bị tạm giữ; bị can; bị cáo.
Dẫn giải áp dụng đối với:
- Người làm chứng không có mặt theo giấy triệu tập mà không có lý do chính đáng;
- Người bị hại từ chối giám định theo quyết định trưng cầu giám định mà không có lý do chính đáng;
- Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có căn cứ xác minh liên quan đến hành vi phạm tội. Đã triệu tập nhưng vắng mặt không lý do chính đáng;
Quyết định áp giải, quyết định dẫn giải phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị áp giải, dẫn giải; thời gian, địa điểm người bị áp giải, dẫn giải phải có mặt và các nội dung theo quy định.
Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm; không được áp giải, dẫn giải người già yếu, người bị bệnh nặng có xác nhận của cơ quan y tế.
Kê biên tài sản
Kê biên tài sản là biện pháp cưỡng chế áp dụng với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền; có thể bị tịch thu tài sản; để đảm bảo bồi thường thiệt hại.
Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại. Người được giao bảo quản; có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm hình sự.
Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt những người:
- Bị can, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo;
- Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên;
- Người chứng kiến.
Phong tỏa tài khoản
Phong tỏa tài khoản là biện pháp cưỡng chế áp dụng với người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền; có thể bị tịch thu tài sản; để đảm bảo bồi thường thiệt hại.
Chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền; bị tịch thu tài sản; bồi thường thiệt hại. Người được giao thực hiện lệnh phong tỏa, quản lý tài khoản bị phong tỏa mà giải tỏa việc phong tỏa tài khoản; thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
Khi tiến hành phong tỏa tài khoản, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho tổ chức tín dụng; Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị buộc tội hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội. Việc giao, nhận lệnh phong tỏa tài khoản phải được lập thành biên bản theo quy định.
Hủy bỏ biện pháp kê biên phong tỏa tài khoản
Biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:
- Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;
- Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;
- Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội;
- Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại.
Thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế
Áp giải, dẫn giải
- Điều tra viên;
- Cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Kiểm sát viên;
- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa;
- Hội đồng xét xử;
Kê biên tài sản
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra;
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, quân sự;
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân, quân sự;
- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa;
Phong tỏa tài khoản
- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra;
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, quân sự;
- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân, quân sự;
- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa;
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Biện pháp ngăn chặn trong pháp luật hình sự
- Trường hợp hoãn chấp hành án phạt tù theo pháp luật hình sự
Trên đây và bài viết của chúng tôi về “Biện pháp cưỡng chế”. Nếu cần hỗ trợ pháp lý hình sự, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Bị can, bị cáo, người từ đủ 18 tuổi trong gia đình hoặc người đại diện ó quyền khiếu nại về việc kê biên tài sản.
Ý kiên khiếu nại của người khiếu nại về việc kê biên tài sản phải được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của người tiến hành kê biên.
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản khi thấy không còn cần thiết.
Trong giai đoạn điều tra, truy tố việc hủy bỏ hoặc thay thế phải thông báo cho Viện kiểm sát trước khi quyết định.
Người thi hành phải đến địa điểm điểm thực hiện áp giải mời địa diện chính quyền địa phương nơi bị can, bị cáo cư trú; đại diện cơ quan, tổ chức nơi bị can, bị cáo làm việc; và làm việc với một số đối tượng có liên quan đến đối tượng cần áp giải.
Kiểm tra đối chiếu ảnh, giấy tờ tùy thân, xác định đúng người cần áp giải; công bố quyết định áp giải , lập biên bản.