Ly hôn là lựa chọn cuối cùng của các cặp vợ chồng khi những mâu thuẫn; căng thẳng gia đình không thể giải quyết được, các bên không thể chung sống cùng nhau. Tuy nhiên, không phải mọi lý do ly hôn đều được Tòa án chấp nhận. Sau đây, phòng tư vấn Luật hôn nhân của Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc những lý do; mà chắc chắn Tòa án sẽ không thể từ chối yêu cầu ly hôn của bạn.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Ly hôn là gì?
Căn cứ khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
14, Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Như vậy, khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; thì mối quan hệ vợ chồng sẽ kết thúc.
Ly hôn gây hậu quả nghiêm trọng về quan hệ nhân thân – tài sản của vợ chồng; quan hệ tình cảm giữa cha mẹ với con cái, người thân trong gia đình; và có thể gây ra hậu quả tâm lý với vợ chồng với con cái. Tuy nhiên, ở mặt tích cực, ly hôn giúp chấm dứt tình trạng mâu thuẫn của vợ chồng; chấm dứt mối quan hệ ràng buộc của hai bên; các bên có thể tự do tìm hạnh phúc mới; tạo dựng một cuộc sống riêng độc lập và ổn định hơn.
Ly hôn có hai dạng là thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn. Theo đó, thuận tình ly hôn là việc vợ chồng cùng có yêu cầu ly hôn, đã thỏa thuận được tất cả các vấn đề liên quan đến quan hệ hôn nhân, chia tài sản, nuôi con và giải quyết nợ chung và chỉ yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận đó. Còn đơn phương ly hôn được hiểu là việc ly hôn theo yêu cầu của một bên (vợ hoặc chồng) và bên kia không đồng ý ly hôn hoặc không ký vào đơn xin ly hôn; trong trường hợp này Tòa án bắt buộc phải thụ lý để xem xét, giải quyết cho ly hôn.
Lý do ly hôn được Tòa án chấp nhận
Thuận tình ly hôn có cần lý do không?
Căn cứ Điều 55 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Như vậy, trong trường hợp thuận tình ly hôn; Tòa án sẽ không xét đến lý do ly hôn; mà chỉ xét trên cơ sở tự nguyện ly hôn của cả hai bên. Và xem xét thỏa thuận về tài sản chung, chăm sóc cấp dưỡng cho con,…
Nếu các bên đã thỏa thuận về việc chia tài sản; việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con; trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn. Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận; nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Lý do để Tòa chấp nhận cho đơn phương ly hôn
Căn cứ khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1, Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Như vậy, để Tòa án chấp nhận cho đơn phương ly hôn; thì lý do ly hôn phải là nguyên nhân làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài thêm; mục đích của hôn nhân không đạt được,…
Mối quan hệ hôn nhân của vợ chồng lầm vào tình trạng trầm trọng có thể do các lý do sau:
+ Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau; bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống; đã được người thân, hàng xóm hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần nhưng không có thay đổi.
+ Vợ hoặc chồng luôn có hành vi bạo lực gia đình, ngược đãi, hành hạ đối phương. Như thường xuyên đánh đập, sử dụng xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần;
+ Vợ chồng không chung thuỷ, có quan hệ ngoại tình dẫn đến mâu thuẫn không thể tiếp tục hôn nhân; dù đã được người vợ hoặc người chồng, người thân, hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng không thay đổi…
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Vừa mới ly hôn có được kết hôn không?
Câu hỏi thường gặp
Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.
Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
Luật hôn nhân và gia đình cấm các hành vi sau đây:
+ Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
+ Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
+ Yêu sách của cải trong kết hôn;
+ Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
+ Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
+ Bạo lực gia đình;
+ Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.