Trong dịch bệnh phức tạp hiện nay, rất nhiều người đã mất việc làm của mình. Đây là một trong những vấn đề ảnh hưởng rất nhiều đến không chỉ những người lao động mà còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Vậy việc làm là gì và tình hình việc làm hiện nay ra sao? Việc làm có tầm quan trọng như thế nào trong đời sống xã hội hiện nay? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết này:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Việc làm là gì?
Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà pháp luật không cấm. Nhà nước, người sử dụng lao động và xã hội có trách nhiệm tham gia giải quyết việc làm; bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm.
Dưới góc độ pháp lý, việc làm được cấu thành bởi 3 yếu tố:
– Là hoạt động lao động: thể hiện sự tác động của sức lao động vào tư liệu sản xuất để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Yếu tố lao động trong việc làm phải có tính hệ thống, tính thường xuyên và tính nghề nghiệp. Vì vậy người có việc làm thông thường phải là những người thể hiện các hoạt động lao động trong phạm vi nghề nhất định và trong thời gian tương đối ổn định.
– Tạo ra thu nhập: Là khoản thu nhập trực tiếp và khản năng tạo ra thu nhập.
– Là hoạt động hợp pháp: hoạt động lao động tạo ra thu nhập nhưng trái pháp luật; không được pháp luật thừa nhận thì không được coi là việc làm. Tùy theo điều kiện kinh tế xã hội, tập quán; quan niệm về đạo đức của từng nước mà pháp luật có sự quy định khác nhau trong việc xác định tính hợp pháp của các hoạt động lao động được coi là việc làm.
Tầm quan trọng của việc làm
Kinh tế – xã hội
Về mặt kinh tế, việc làm luôn gắn liền với vấn đề sản xuất. Hiệu quả của việc giải quyết tốt vấn đề việc làm cũng chính là hiệu quả của sản xuất. Kinh tế phát triển sẽ tạo điều kiện để giải quyết tốt vấn đề việc làm và ngược lại; nếu không giải quyết tốt vấn đề việc làm và thất nghiệp thì đó sẽ là những yếu tố kìm hãm sự tăng trưởng của kinh tế.
Về mặt xã hội, bảo đảm việc làm là chính sách xã hội có hiệu quả to lớn trong vấn đề phòng; chống, hạn chế các tiêu cực xã hội, giữ vững được kỉ cương, nề nếp xã hội. Giải quyết việc làm có mục tiêu hướng vào toàn dụng lao động; chống thất nghiệp và khắc phục tình trạng thiếu việc làm. Thất việc và việc làm không đầy đủ, thu nhập thấp là tiền đề của sự đói nghèo; thậm chí là điểm xuất phát của tệ nạn xã hội. Các tệ nạn của xã hội như tội phạm, ma túy, mại dâm; có nguyên nhân cốt lõi là việc làm và thất nghiệp.
Chính trị – pháp lí
Số lượng người thất nghiệp lớn, tệ nạn xã hội càng nhiều; Điều này đe dọa lớn đối với an ninh vã sự ổn định của mỗi quốc gia. Chính vì vậy ở bất kì quốc gia nào, giải quyết triệt để tình hình việc làm luôn coi trọng hàng đầu.
Trên bình diện pháp lý, việc làm là phạm trù thuộc quyền cơ bản của con người, đóng vai trò là cơ sở hình thành; duy trì và là nội dung của quan hệ lao động. Khi việc làm không còn tồn tại, quan hệ lao động cũng theo đó mà triệt tiêu; không còn nội dung, không còn chủ thể.
Thực tế cho thấy các quốc gia nào giải quyết tốt tình hình việc làm thì nền kinh tế của đất nước đó phát triển đồng thời kéo theo sự phát triển về mọi mặt trong xã hội phát triển.
Quốc gia – quốc tế
Chính sách việc làm và giải quyết việc làm là bộ phận có vị trí quan trọng. Chính sách xã hội của nhà nước ở hầu hết các quốc gia đều tập trung vào một số các lĩnh vực như thị trường lao động; bảo đảm việc làm, bhxh… Chính sách việc làm là chính sách cơ bản nhất của quốc gia, góp phần bảo đảm an toàn, ổn định và phát triển xã hội.
Tuy nhiên trong thời đại ngày nay; tình hình việc làm không ở phạm vi quốc gia mà nó còn có tính toàn cầu hóa; tính quốc tế sâu săc. Vấn đề hợp tác, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng được đặt ra; đồng thời với việc chấp nhận lao động ở nước khác đến làm việc tại nước mình.
Lao động từ nước kém phát triển sang nước phát triển; từ nước dư thừa lao động sang nước thiếu lao động. Trong thị trường đó, cạnh tranh không chỉ còn là vấn đề giữa những NLĐ mà còn trở thành vấn đề giữa các quốc gia. Từ đó vấn đề lao động việc làm còn được điều chỉnh hoặc chịu sự ảnh hưởng chi phối của các công ước quốc tế về lao động.
Trách nhiệm của Nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động trong giải quyết việc làm
Về phía Nhà nước
Nhà nước đã có những chính sách về hỗ trợ tài chính, cho vay vốn hoặc giảm miễn thuế, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho những tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh đi giải quyết việc làm cho người lao động.
Về phía người sử dụng lao động
Cùng với quyền tuyển chọn, tăng giảm lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh, người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm đảm bảo việc làm cho người lao động theo thời hạn đã thoả thuận trong Hợp đồng lao động, đảm bảo bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động trong trường hợp chấm dứt hợp đồng đối với người lao động vì lí do kinh tế…
Về phía người lao động
Họ có quyền làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào và bất kì nơi nào mà pháp luật không cấm. Người cần tìm việc làm có quyền trực tiếp liên hệ để tìm việc hoặc đăng kí tại các tổ chức giới thiệu việc làm để tìm việc tuỳ theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp, sức khoẻ của mình.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Điều kiện hỗ trợ người lao động tự do mất việc làm do covid 19
- Điều kiện hỗ trợ người lao động mất việc làm do covid 19
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Việc làm công là việc làm tạm thời có trả công được tạo ra thông qua việc thực hiện các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã)
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là quy định về kiến thức chuyên môn, năng lực thực hành và khả năng ứng dụng kiến thức, năng lực đó vào công việc mà người lao động cần phải có để thực hiện công việc theo từng bậc trình độ kỹ năng của từng nghề.