Đối với người khuyết tật đặc biệt nặng; việc được hưởng trợ cấp xã hội là vô cùng cần thiết; đặc biệt là sẽ giảm gánh nặng kinh tế đối với những hộ gia đình nghèo khó. Pháp luật đưa ra các điều luật quy định việc hỗ trợ cho người khuyết tật; tuy nhiên; việc làm hồ sơ để được nhận trợ cấp lại ít ai hiểu rõ. Do đó dưới đây; Luật sư X sẽ nói rõ về hồ sơ, thủ tục hưởng trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật!
Căn cứ pháp lý:
Nghị định 28/2012/NĐ-CP
Những đối tượng được hưởng trợ cấp hàng tháng
Theo quy định tại Điều 44 Luật người khuyết tật 2010 về trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng
1. Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng, trừ trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này;
b) Người khuyết tật nặng.
2. Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng bao gồm:
a) Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó;
b) Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng;
c) Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
3. Người khuyết tật quy định tại khoản 1 Điều này là trẻ em, người cao tuổi được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật.
4. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng, mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với từng loại đối tượng theo quy định tại Điều này do Chính phủ quy định.
Do vậy; đối với người khuyết tật đặc biệt nặng (trừ những người được nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội); người khuyết tật nặng sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. Trong đó; những đối tượng này nếu là trẻ em hoặc người cao tuổi sẽ được hưởng mức trợ cấp cao hơn đối tượng khác cùng mức độ khuyết tật. Ngoài ra; đối với đối tượng này nếu là phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; thì ngoài được hưởng trợ cấp xã hội; còn được hưởng thêm gói hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng nữa.
Gia đình nuôi dưỡng hoặc người nhận nuôi dưỡng chăm sóc; cũng sẽ được hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng.
Hồ sơ hưởng trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật
Theo quy định tại khoản 1 điều 20 Nghị định 28/2012/NĐ-CP; hồ sơ hưởng trợ cấp xã hội bao gồm:
Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
Bản sao Sổ hộ khẩu;
Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;
Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển người khuyết tật về gia đình đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội;
Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi đối với trường hợp đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Thủ tục xin hưởng trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật
Bước 1: Để được hưởng trợ cấp xã hội thì người đề nghị trợ cấp làm hồ sơ gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội) tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ đối tượng và niêm yết công khai kết luận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày.
Khi hết thời gian niêm yết công khai; nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại; thì Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội bổ sung biên bản họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội vào hồ sơ của đối tượng; và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.
Trường hợp có khiếu nại, tố cáo của công dân; thì trong thời hạn 10 ngày; Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể, công khai trước nhân dân; và có văn bản kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội để bổ sung vào hồ sơ của đối tượng.
Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm việc; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) quyết định hoặc có thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã về lý do không được trợ cấp xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm việc; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét; và ký Quyết định trợ cấp xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
Câu hỏi thường gặp
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
Bản sao Sổ hộ khẩu;
Bản sao Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân;
Bản sao Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển người khuyết tật về gia đình đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội;
Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao Giấy khai sinh của con đang nuôi dưới 36 tháng tuổi đối với trường hợp đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng; trừ những người được nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội.
b) Người khuyết tật nặng.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Thủ tục hưởng trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp; Gọi ngay cho chúng tôi qua:
Hotline: 0833.102.102.
Xem thêm: Kỳ thị, xúc phạm người khuyết tật bị xử lý thế nào?