Nghị định 40/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/7/2016. Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Số hiệu: | 40/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc | |
Ngày ban hành: | 15/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 | |
Ngày công báo: | 02/07/2016 | Số công báo: | Từ số 445 đến số 446 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nghị định 40/2016/NĐ-CP hướng dẫn về chiến lược, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo; phạm vi vùng bờ; chương trình điều cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; hành lang bảo vệ bờ biển; phân loại hải đảo; khu vực hạn chế để ưu tiên cứu hộ, cứu nạn;…
1. Phạm vi vùng bờ; lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ
Theo Nghị định 40 hướng dẫn thì phạm vi vùng bờ bao gồm: vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển.
Trong đó:
- Vùng biển ven bờ có ranh giới trong là đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm (18,6 năm) và ranh giới ngoài cách đường mép đó một khoảng cách 06 hải lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định và công bố.
- Vùng đất ven biển gồm các xã, phường, thị trấn có biển. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm lập Đề cương quy hoạch với các nội dung: sự cần thiết, tính cấp bách và ý nghĩa thực tiễn của quy hoạch; căn cứ lập quy hoạch; phạm vi, thời kỳ lập, tầm nhìn quy hoạch; mục tiêu, định hướng và nội dung chính của quy hoạch.
- Sau đó, Bộ gửi lấy ý kiến các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh có biển có liên quan. Quy hoạch được thẩm định và phê duyệt theo hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 40/NĐ-CP.
- Tại Mục này, Nghị định 40 còn hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ.
2. Chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
Khi xây dựng chương trình trọng điểm điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo cần dựa trên các nguyên tắc được quy định tại Nghị định 40 năm 2016: phù hợp với chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo; khả thi, phù hợp với khả năng nguồn lực điều tra cơ bản; đảm bảo tính kế thừa, ứng dụng tiến bộ KHCN.
Thủ tướng Chính phủ sẽ phê duyệt chương trình do Bộ Tài nguyên và Môi trường trình. Nghị định 40/2016 còn hướng dẫn cụ thể yêu cầu, các bước lập chương trình; các dự án, đề án, nhiệm vụ để đưa vào chương trình; Tổ chức thực hiện, gaio nộp, đánh giá kết quả thực hiện chương trình điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển đảo.
3. Phân loại hải đảo
Nghị định 40 của chính phủ phân hải đảo thành 2 nhóm là nhóm quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm phải bảo vệ, bảo tồn và nhóm quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm được khai thác, sử dụng tài nguyên.
4. Cấp, cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cho phép trả lại, thu hồi giấy phép nhận chìm ở biển; Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển
Tổ chức, cá nhân để được cấp giấy phép nhận chìm ở biển cần đáp ứng các điều kiện tại Điều 49 Nghị định 40/CP gồm:
- Vật, chất được phép nhận chìm đáp ứng điều kiện quy định;
- Có phương án nhận chìm bảo đảm yêu cầu;
- Khu vực biển đề nghị nhận chìm phù hợp với quy hoạch sử dụng biển, quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ đã được phê duyệt.
- Ngoài ra, Nghị định còn hướng dẫn cụ thể việc cấp lại, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi, chấm dứt hiệu lực giấy phép nhận chìm ở biển.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102