Cứ mỗi độ thu về, đứa trẻ nào háo hức đón trăng rằm. Những chiếc bánh nhỏ nhắn, xinh xắn, bổ dưỡng mà chứa đựng đầy ắp những kỉ niệm tuổi thơ. Vậy mà mỗi năm lại có hàng ngàn chiếc bánh trung thu là hàng nhập lậu. Chúng đã đến tay các bạn nhỏ một cách tự nhiên. Thật là đáng buồn. Mới đây nhất CATP Hà Nội lại phát hiện ra 1 chiếc xe luồng xanh chở 10 tấn bánh trung thu nhập lậu. Đây là vụ thu giữ bánh trung thu có số lượng lớn nhất trong năm nay. Vậy thế nào là xe luồng xanh? Hàng nhập lậu là gì?. Lái xe buôn lậu bánh trung thu bị xử lý như thế nào?. Ngay bây giờ Luật sư X sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời nhé.
Căn cứ pháp lý
Xe luồng xanh là gì?
Nhằm tạo thuận lợi lưu thông cho phương tiện vận tải trong thực hiện phòng, chống dịch Covid-19. Công văn 4916/TCĐBVN-ATGT đã ra đời. Theo đó xe luồng xanh được hiểu các loại phương tiện được Sở GTVT các tỉnh, thành phố cấp Thẻ nhận diện phương tiện vận chuyển trong khu vực nội tỉnh, liên vùng, được ưu tiên hoạt động trên các “Luồng xanh” (luồng ưu tiên) vận tải vào khu vực phòng, chống dịch Covid-19.
Ngoài ra, phương tiện luồng xanh có thể hiểu là:
– Xe ô tô vận chuyển hàng hóa thiết yếu phục vụ an sinh xã hội, đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh, vận chuyển thiết bị, vật tư và sinh phẩm y tế phục vụ phòng, chống Covid-19;
– Xe vận chuyển công nhân, người lao động, chuyên gia phục vụ sản xuất, kinh doanh,…
Vậy xe luồng xanh chở bánh trung thu nhập lậu thì hàng lậu là gì?
Quy định pháp luật về hàng lậu
Luật hiện nay không quy định rõ khái niệm hàng nhập lậu mà liệt kê các loại hàng bị cấm như sau:
- Hàng hóa cấm nhập khẩu; hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật;
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường;
- Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
- Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;
- Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu. Nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật; hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
Cụ thể khi xem xét trường hợp buôn lậu bánh trung thu trong tình huống. Qua xác minh điều tra cho thấy hàng không rõ nguồn gốc, không dán tiếng việt. Chủ lái xe cũng không có chứng minh nguồn gốc của lô hàng. Tổng quan lại thì đây chắc chắn là lô lậu, nhập trái phép về Việt Nam. Vậy pháp luật quy định xử lý việc buôn bán, vận chuyển nhập lậu này sao?
Hành vi buôn lậu bánh trung thu bị xử phạt như thế nào?
Xử lý hành chính
Phạt tiền là hình thức chủ yếu
Căn cứ điều 8 Nghị định 98/2020 quy định 9 mức phạt chính với giá trị hàng vận chuyển như sau:
TT | Mức phạt | Giá trị của hàng hóa nhập lậu |
1 | 500.000 – 01 triệu đồng | Dưới 03 triệu đồng |
2 | 01 – 02 triệu đồng | 03 – dưới 05 triệu đồng |
3 | 02 – 04 triệu đồng | 05 – dưới 10 triệu đồng |
4 | 04 – 06 triệu đồng | 10 – dưới 20 triệu đồng |
5 | 06 – 10 triệu đồng | 20 – dưới 30 triệu đồng |
6 | 10 – 20 triệu đồng | 30 – dưới 50 triệu đồng |
7 | 20 – 30 triệu đồng | 50 – dưới 70 triệu đồng |
8 | 30 – 40 triệu đồng | 70 – dưới 100 triệu đồng |
9 | 40 – 50 triệu đồng | Trên 100 triệu đồng |
Bên cạnh đó việc nhập kinh doanh này cá nhân sẽ bị xử phạt gấp đôi trong trường hợp:
- Người vi phạm mà trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100 triệu đồng hoặc từ 100 triệu đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Hàng nhập lậu thuộc trong danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu;
- Hàng nhập lậu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn…
Một số quy định bổ sung với việc buôn bán hàng lậu
Căn cứ khoản 11 điều 8 nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định như sau:
a)Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 12 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này;
c) Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hàng cấm có số lượng, khối lượng, trị giá hoặc số thu lợi bất chính được quy định tại khoản 6, 7 và 8 Điều này hoặc trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản này;
đ) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này.
Một số biện pháp khắc phục như sau
Chủ yếu sẽ áp dụng hai hình thức sau:
a) Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này
Xử lý hình sự
Căn cứ điều 188 Bộ luật hình sự hiện hành. Cá nhân, pháp nhân kinh doanh buôn bán hàng nhập lậu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu. Gồm 3 mức phạt chính sau:
phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm
phạt tù từ 03 năm đến 07 năm
phạt tù từ 7 năm đến 15 năm
phạt tù từ 12 năm đến 20 năm
Để biết thêm chi tiết mời bạn đọc tham khảo thêm Điều 188 và 189 Bộ luật hình sự.
Xem thêm:
- Quy định về hàng hóa nhập lậu được thể hiện như thế nào?
- Phim lậu xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan xử lý như thế nào?
- Hành vi phát tán phim lậu có thể bị phạt tiền lên đến 1 tỷ đồng
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hành vi buôn lậu bánh trung thu bị xử phạt như thế nào theo quy định?” . Mọi thắc mắc cần giải đáp xin vui lòng liên hệ phòng Luật sư X theo điện thoại: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật hiện hành không có quy định về hàng xách tay. Khái niệm này được người tiêu dùng ngầm hiểu là những mặt hàng do cá nhân mua trực tiếp từ nước ngoài mang về Việt Nam bằng đường hàng không. Đó có thể là hàng do những người đi du lịch, du học sinh, tiếp viên hàng không… xách về sau những chuyến du lịch, chuyến bay của tiếp viên.
Các tổ chức, cá nhân có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không có giấy chứng nhận xuất xứ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định để sản xuất, chế biến thực phẩm.
Việc mua hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi mua bán kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 21 Nghị định 185/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP. Mức xử phạt có thể lên tới 100.000.000 đồng.