Nghị định 87/2009/NĐ-CP được Chính phủ ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2009; để điều chình các vấn để xoay quanh vận tải đa phương thức. Hãy cùng với Luật sư X tìm hiểu nội dung của nghị định này nhé
Thuộc tình pháp lý
Số hiệu: | 87/2009/NĐ-CP | Nơi ban hành: | Chính phủ |
Loại văn bản: | Nghị định | Ngày ban hành: | 19/10/2009 |
Ngày công báo: | 29/10/2009 | Số công báo: | Từ số 493 đến số 494 |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng | Ngày có hiệu lực: | 15/12/2009 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung chính Nghị định số 87/ 2009/ NĐ-CP
Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của nghị định này là:
- Nghị định này quy định về hoạt động vận tải đa phương thức bao gồm vận tải đa phương thức quốc tế và vận tải đa phương thức nội địa.
- Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức bao gồm: doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp; pháp luật về đầu tư và hợp tác xã được thành lập theo quy định của pháp luật về hợp tác xã của Việt Nam; các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải đa phương thức.
Nhà nước quy định về vận tải đa phương thức như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về vận tải đa phương thức
- Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vận tải đa phương thức; là đầu mối giúp Chính phủ điều phối hoạt động liên ngành và hướng dẫn thực hiện quy định liên quan đến hoạt động vận tải đa phương thức.
Thủ tục, hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh
Doanh nghiệp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 của Nghị định số 87/2009/NĐ-CP gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế (theo mẫu tại Phụ lục I);
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chứng thực (hoặc công chứng); bản sao Giấy phép đầu tư có chứng thực; công chứng trong đó có đăng ký ngành nghề kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
- Xác nhận giá trị tài sản doanh nghiệp của cơ quan tài chính; bảo lãnh tương đương.
Doanh nghiệp quy định khoản 3 Điều 5 của Nghị định số 87/2009/NĐ-CP gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế đến Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế do Cơ quan có thẩm quyền nước đó cấp và đã được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp vận tải đa phương thức hoặc có bảo lãnh tương đương.
Thời gian cấp giấy phép và giá trị của giấy phép
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức cho doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục III).
Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế có giá trị 5 năm kể từ ngày cấp.
Nếu có thay đổi một trong những nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế trong thời hạn có hiệu lực, người kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế phải làm thủ tục theo quy định tại Điều 7 của Nghị định này để xin cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế.
Xem trước và tải xuống nội dung Nghị định số 87/ 2009/ NĐ-CP
Mời bạn đọc xem thêm
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung của Nghị định 87/2009/NĐ-CP. Luật sư X chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu tư vấn về và các vấn đề liên quan của luật sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Vận tải đa phương thức là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở hợp đồng vận tải đa phương thức.
Được chia làm hai phương thức:
– Vận tải đa phương thức quốc tế là vận tải đa phương thức từ nơi người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa ở Việt Nam đến một địa điểm được chỉ định giao trả hàng ở nước khác và ngược lại.
– Vận tải đa phương thức nội địa là vận tải đa phương thức được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Hợp đồng vận tải đa phương thức là hợp đồng được giao kết giữa người gửi hàng và người kinh doanh vận tải đa phương thức, theo đó người kinh doanh vận tải đa phương thức đảm nhận thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa để thu tiền cước cho toàn bộ quá trình vận chuyển, từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng.
Điều 3 nghị định này quy định như sau:
Hàng hóa vận tải đa phương thức quốc tế được miễn kiểm tra thực tế hải quan; trừ một số trường hợp nếu nghi ngờ có dấu hiệu vận chuyển ma túy, vũ khí và các loại hàng cấm khác. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Giao thông vận tải quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận tải đa phương thức.