Đất đai, bất động sản từ lâu đã là một tài sản quý giá đối với tất cả mọi người. Bên cạnh việc Việt Nam là một nước phương Đông; coi trọng phong thủy, địa thế của đất thì việc sở hữu những “mảnh đất vàng” chính là nơi hái ra tiền cho chủ sở hữu. Theo quy định tại Điều 37 Luật Đất đai năm 2013; kế hoạch sử dụng đất được xây dựng 05 năm 1 lần hoặc hàng năm. Điều này gây ảnh hưởng đến việc giao đất, cho thuê đất. Lợi dụng điều này, nhiều người đã thực hiện những hành vi phạm pháp. Vậy Hành vi lừa đảo để bán đất sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây:
“Năm 2000; UBND xã Mỹ Đình có giao hai thửa đất cho bà Lưu Thị Cố. Năm 2007; do bà Cố không có nhu cầu sử dụng nên đã chuyển nhượng lại cho Lợi. Lợi đã phân hai thửa đất thành nhiều mảnh chuyển nhượng cho nhiều người. Trong đó có ông Nguyễn Văn Duy. Đến năm 2012; ông Duy xây nhà cấp 4 để cho thuê.
Đến tháng 9/2017; gia đình ông Duy rao bán đất và căn nhà cấp 4 trên. Gia đình ông Duy nhờ Lợi xem có khách mua thì giới thiệu giúp.Mặc dù không có quyền sở hữu; ông Lợi đã lập vi bằng mảnh đất trên thuộc sở hữu của ông Duy và bán cho anh T. Tin tưởng vào vi bằng; anh T. đã mua lại mảnh đất với giá 950 triệu đồng. Sự việc được phát hiện khi anh T. chuyển vào nhà ông Duy.”
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Thế nào là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác.
Trách nhiệm hành chính đối với hành vi lừa đảo để bán đất
Theo quy định tại Điều 15; hành vi lừa đảo để bán đất có thể đối mặt với các mức phạt sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp: dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp: Ggan lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác.
Trách nhiệm hình sự đối với hành vi lừa đảo để bán đất
Bên cạnh đó, hành vi lừa đảo để bán đất có thể được xét vào trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản; quy định tại Điều 174 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) với các mức hình phạt sau:
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp:
Một; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
Hai; chiếm đoạt tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng rơi vào các trường hợp: đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: có tổ chức; có tính chất chuyên nghiệp; chiểm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; tái phạm nguy hiểm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; dùng thủ đoạn xảo quyệt.
Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm trong trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; tù chung thân trong các trường hợp: chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Giải quyết tình huống
Do ông Lợi đã chiếm đoạt số tài sản trị giá 950.000.000 đồng nên theo quy định tại Điều 174 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); ông Lợi có thể phải đối mặt với hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm; tù chung thân.
Về số tiền mà ông Lợi đã chiếm đoạt của anh T. thì ông Lợi sẽ phải trả lại cho anh T với mức lãi suất theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015.
Có thể bạn quan tâm:
- Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn chỉnh sửa xử lý ra sao?
- Cán bộ lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Hà Tĩnh bị xử lý như thế nào?
- Giả danh cán bộ Sở TN&MT lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý ra sao?
Thông tin liên hệ
Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vụ việc “Cựu phó chủ tịch HĐND phường bị truy tố vì lừa đảo bán đất“. Để biết thêm thông tin chi tiết về vụ việc hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Hành vi bán khẩu trang tăng giá lên nhiều lần được coi là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản và có thể bị xử lý hình sự với tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 174 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi sử dụng quyền hạn vượt quá quyền hạn mà bản thân hiện đang có để chiếm đoạt tài sản của người khác.
Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian đòi, nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào dưới mọi hình thức để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến cộng việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm.