Buôn bán thiết bị y tế giả đang càng ngày phổ biến. Nhất là dưới sự diễn biến phức tạp của của dịch Covid. Rất nhiều thiết bị y tế được rao bán trên mạng công khai. Các đối tượng lợi dụng nhu cầu sử dụng thiết bị y tế của người dân. Vì lợi nhuận mà bất chấp sức khỏe cộng đồng. Sẵn sàng đưa thiết bị y tế giả vào thị trường.
Mới đây, Văn Trung (TP HCM) đã mua máy đo SpO2 trên Facebook hội nhóm về thiết bị y tế. Điều đáng nói chiếc máy này giá chỉ 100.000 đồng nhưng độ sai lệch lại là 100%. Tình huống “dở khóc dở cười” như vậy có lẽ không còn hiếm lạ kể từ khi có dịch nữa. Vậy hành vi buôn bán thiết bị y tế giả có thể bị xử phạt như thế nào?. Mời quý bạn đọc cùng Luật sư X đi tìm lời giải đáp nhé.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự 2015
- Nghị định số 169/2018/NĐ-CP
- Nghị định số 36/2016/NĐ-CP.
- Nghị định số 185/2013/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Thế nào là thiết bị y tế giả ? Điều kiện của trang thiết bị y tế được phép lưu thông?
Trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật liệu, vật tư cấy ghép, thuốc thử và chất hiệu chuẩn in vitro, phần mềm (software) đáp ứng đồng thời các yêu cầu quy định tại khoản 1 điều 1 Nghị định số 169/2018/NĐ-CP .
Căn cứ điều 17 nghị định 36/2016/NĐ-CP thiết bị y tế được lưu thông khi đáp ứng các yêu cầu sau:
-Có số lưu hành còn thời hạn hoặc đã được cấp phép nhập khẩu theo quy định
-Có nhãn mác hoặc phải được kèm theo nhãn phụ với đầy đủ các thông tin về nguồn gốc xuất xứ, công dụng, hạn sử dụng,…
-Có đủ các tài liệu kĩ thuật để thực hiện việc sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị.
-Có thông tin về hướng dẫn sử dụng và hướng dẫn này phải được thể hiện cả bằng tiếng Việt.
-Có các thông tin về cơ sở bảo hành, điều kiện và thời gian bảo hành.
Như vậy thiết bị y tế giả là những mặt hàng y lưu thông không đáp ưng các tiêu chuẩn trên.
Xử phạt hành vi buôn bán thiết bị y tế giả như thế nào?
Xử phạt hành chính
Căn cứ điều 11 và Điều 13 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP tùy thuộc vào giá trị của số lượng hàng giả vi phạm. Cá nhân có hành vi vi phạm có thể bị phạt
-Từ 1.000.000 – 100.000.000 đồng khi buôn bán hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng.
-Từ 400.000 – 60.000.000 đồng đối với hành vi buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa.
Xử phạt hình sự
Căn cứ điều 193 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Hành vi buôn bán thiết bị tế có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sản xuất, buôn bán hàng giả.
Hình phạt chính là phạt tiền, phạt tù tối đồng thời đình chỉ hoạt động. Tùy mức độ có thể phạt tù đối với cá nhân phạm tội là từ 1 năm đến 15 năm. Pháp nhân phạm tội thì có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 3 năm hoặc vĩnh viễn.
Ngoài ra có thể bị phạt tiền 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân phạm tội và 1.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng đối với pháp nhân phạm tội.
Liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về “Hành vi buôn bán thiết bị y tế giả có thể bị xử phạt như thế nào?“. Nếu có bất kì thắc mắc nào về các vấn đề pháp lý có liên quan; hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0833.102.102
Xem thêm:
- Hà Nội hỗ trợ hỏa táng người tử vong dương tính Covid-19
- Làm giả phiếu kết quả xét nghiệm Covid-19 bị xử lý thế nào?
- Người bị trì hoãn tiêm vắc xin Covid-19 làm sao để được tiêm?
Câu hỏi thường gặp
Máy đo SpO2 cầm tay là thiết bị y tế phổ biến, dễ sử dụng tại gia đình, cho bất kỳ bệnh nhân nào có tình trạng hạ oxy máu, như viêm phổi do vi khuẩn, hen phế quản, hội chứng ngưng thở lúc ngủ (thường ngủ ngáy)… và viêm phổi do Covid-19
-Văn bản đề nghị cấp mới giấy phép nhập khẩu
-Giấy chứng nhận lưu hành
-Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn
-Giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế
-Tài liệu kỹ thuật mô tả chủng loại trang thiết bị y tế nhập khẩu
-Cataloge miêu tả các chức năng, thông số
-Tài liệu đánh giá lâm sàng và tài liệu hướng dẫn sử dụng
-Báo cáo kết quả nhập khẩu trang thiết bị y tế
Buôn bán hàng giả là hành vi mua hàng biết rõ là hàng giả với giá rất rẻ và dùng các thủ đoạn gian dối để bán cho người tiêu dùng với giá của hàng thật.