Trích lục giấy khai sinh hay xác nhận tình trạng độc thân đều là thể hiện ý chí của 1 bên. Còn hợp đồng lao động là sự thỏa thuận ý chí của cả hai bên. Vậy nếu 1 bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì xử lý như thế nào? Vậy thế nào là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Cơ sở pháp lý
Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019
Nghị định 24/2018/NĐ-CP
Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
Nội dung tư vấn
Người lao động là gì?
Người lao động được hiểu là người làm việc( nhân viên) cho người sử dụng lao động (sếp theo thỏa thuận; được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động theo quy định.
Người sử dụng lao động là gì?
Người sử dụng lao động (Sếp) là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, ca nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Vậy thế nào là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?
Thế nào là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật?
Theo quy định tại Điều 41 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định:
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định pháp luật.
Cụ thể trường hợp các bên được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng; và các trường hợp nghiêm cấm đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Do đó, nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; không thuộc các trường hợp được cho phép thì bị coi là chấm dứt hợp đồng trái luật như:
– NSDLĐ tự ý chấm dứt HĐLĐ khi người lao động đang thực hiện nghĩa vụ quân sự;
– NSDLĐ tự ý chấm dứt HĐLĐ khi người lao động mang thai hoặc đang nghỉ thai sản;
– NSDLĐ tự ý chấm dứt hợp đồng với người lao động đủ tuổi nghỉ hưu mà không báo trước;
– Người lao động tự chấm dứt hợp đồng không báo trước mà không có lý do…
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật phải bồi thường bao nhiêu?
Bộ luật Lao động 2019 đã đặt ra trách nhiệm bồi thường; đối với bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật như sau:
Đối với người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Theo quy định tại Điều 41 BLLĐ năm 2019, người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật; thì phải bồi thường tổn thất về vật chất lẫn tinh thần cho người lao động. Tùy vào từng trường hợp mà mức bồi thường sẽ là khác nhau. Cụ thể:
– Trường hợp 1: Nhận lại người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động phải:
- Trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc;
- Trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước);
- Trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.
Về cơ bản các khoản bồi thường này vẫn được áp dụng như BLLĐ năm 2012. Tuy nhiên, từ ngày 01/01/2021, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, người sử dụng lao động còn phải đóng bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc.
– Trường hợp 2: Người lao động không muốn làm việc, người sử dụng lao động phải trả:
- Các khoản tiền như ở trường hợp 1;
- Trợ cấp thôi việc cho người lao động.
– Trường hợp 3: Người sử dụng lao động không muốn nhận lại và người lao động đồng ý, thì phải trả:
- Các khoản tiền ở trường hợp 2;
- Thỏa thuận về việc bồi thường thêm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.
Đối với người lao động bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật, người lao động phải bồi thường cho người sử dụng lao động những khoản tiền sau:
- Nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ;
- Khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước);
- Chi phí đào tạo (trường hợp người lao động được đào tạo nghề từ kinh phí của NSDLĐ).
Ngoài những khoản bồi thường theo phân tích ở trên, mức bồi thường trong thực tế còn phụ thuộc vào những quy định cụ thể trong hợp đồng lao động và thỏa thuận của các bên.
Câu hỏi thường gặp:
“Đuổi việc” chỉ là ngôn ngữ chúng ta thường nói. Theo quy định của Bộ luật Lao động, hành vi đuổi việc người lao động được hiểu là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động.
Cách 1: Khiếu nại
Cách 2: Hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động
Cách 3: Khởi kiện trực tiếp tới Tòa án
– Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
– Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
– Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
– Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Thế nào là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102.