Người khuyết tật là nhóm người yếu thế trong xã hội, gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống do khuyến khuyết một số bộ phận trên cở thể hoặc bị suy chức năng. Nên trong nhiều trường hợp, họ bị cản trở, bị gia đình vợ/chồng tương lai phản đối kết hôn,… Vậy hành vi cản trở người khuyết tật kết hôn bị xử phạt thế nào? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 144/2013/NĐ-CP
- Luật người khuyết tật 2010
- Luật hôn nhân và gia định 2014
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
Nội dung tư vấn
Người khuyết tật là ai?
Người khuyết tật là nhóm người yếu thế trong xã hội, gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống; do đó được Nhà nước và pháp luật quan tâm, bảo vệ. Người khuyết tật có thể do: Bẩm sinh, bệnh tật, chiến tranh, sinh hoạt, tai nạn giao thông, tai nạn lao động.
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật người khuyết tật 2010 quy định về người khuyết tật như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1, Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Như vậy, người khuyết tật là người có các dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Các dạng tật họ mắc phải có thể là: Khuyết tật vận động; Khuyết tật nghe, nói; Khuyết tật nhìn; Khuyết tật thần kinh, tâm thần; Khuyết tật trí tuệ;…
Cản trở người khuyết tật kết hôn là gì?
Căn cứ Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014; thì người khuyết tật có quyền kết hôn như người bình thường. Họ được đăng ký kết hôn khi có đủ các điều kiện: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên; Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định; Không bị mất năng lực hành vi dân sự và không thuộc trường hợp bị cấm kết hôn. Theo khoản 6 Điều 14 Luật người khuyết tật 2010 quy định như sau:
Điều 14. Những hành vi bị nghiêm cấm
… 6, Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con của người khuyết tật.
Mọi hành vi cản trợ người khuyết tật kết hôn đều là vi phạm pháp luật. Theo quy định tại Khoản 10 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định hành vi cản trở kết hôn như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
10, Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.
Như vậy, cản trở người khuyết tật kết hôn là hành vi của bên thứ ba can thiệp vào; dùng các thủ đoạn như đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách về của cải vật chất,… khiến người khuyết tật không thể thực hiện đăng ký kết hôn; hoặc phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.
Cản trở người khuyết tật kết hôn bị xử lý như thế nào?
Cản trở người khuyết tật kết hôn bị xử phạt hành chính đến 5.000.000 đồng
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em như sau:
Điều 9. Vi phạm quy định về hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật
1, Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
… b) Cản trở quyền kết hôn của người khuyết tật;
Như vậy, hành vi cản trở quyền kết hôn của người khuyết tật sẽ xử phạt hành chính; với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Cản trở người khuyết tật kết hôn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Tuy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi cản trở người khuyết tật kết hôn; người có hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm sự về Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện.
Căn cứu Điều 181 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định như sau:
Điều 181. Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện
Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Theo quy định trên, hành vi cản trở người khuyết tật kết hôn bằng cách hành hạ ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc các thủ đoạn tinh vi khác; sẽ bị phạt cảnh cáo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Kỳ thị, xúc phạm người khuyết tật bị xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.
Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.
Bị cấm đăng ký kết hôn trong các trường hợp sau:
+ Kết hôn giả tạo.
+ Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn.
+ Kết hôn với người đang có vợ, có chồng.
+ Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;