Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có quyền được yêu thương, chăm sóc. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng được hưởng niềm hạnh phúc này. Thực tế, có không ít đứa trẻ sinh ra mà cha mẹ chúng chưa hề đăng ký kết hôn; mà thông thường sẽ được một phía chăm sóc và nuôi dưỡng. Câu hỏi đặt ra, vậy khi các bên không đăng ký kết hôn thì bên còn lại có phải cấp dưỡng cho con không? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Có phải cấp dưỡng cho con khi không đăng ký kết hôn ?
Đây có lẽ là băn khoăn của khá nhiều người. Thực tế cho thấy, không ít các trường hợp; khi không đăng ký kết hôn thì bên còn lại cũng từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Vậy điều này có đúng không ?
Cha mẹ có quyền cũng như nghĩa vụ yêu thương; chăm lo cho việc học tập, giáo dục, trông nom, nuôi dưỡng; chăm sóc, bảo về quyền, lợi ích của con. Theo đó tại khoản 1 điều 107 Luật hôn nhân gia đình quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:
“Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.“
Trẻ em sinh ra được đảm bảo hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ xác định giữa cha mẹ và các con; mà không cần căn cứ vào việc đã đăng ký kết hôn hay chưa. Vì vậy, đối với trường hợp cha mẹ; mặc dù không đăng ký kết hôn nhưng vẫn phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng; chăm sóc con cái đến khi đủ tuổi thành niên.
Trong đó, cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền bạc; tài sản để lo cho nhu cầu cơ bản của người có quan hệ hôn nhân; huyết thống hoặc nuôi dưỡng mà không chung sống với mình.
Làm thế nào để yêu cầu cấp dưỡng cho con khi không đăng ký kết hôn
Kết hôn không chỉ xác lập quan hệ hôn nhân mà còn là căn cứ để phát sinh quyền; nghĩa vụ của cha mẹ và con cái. Một trong số đó là nghĩa vụ cấp dưỡng.
Theo quy định tại khoản 24 điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 cấp dưỡng được hiểu như sau:
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác; để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân; huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên; người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản; để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu
Bởi vậy, để yêu cầu cấp dưỡng cho con khi các bên không phát sinh quan hệ hôn nhân; thì bên yêu cầu cấp dưỡng phải chứng minh được; quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng giữa đứa trẻ và người được yêu cầu cấp dưỡng.
Trong trường hợp này, để được yêu cầu cấp dưỡng thì phải có quyết định xác nhận cha; mẹ con để xác định quan hệ huyết thống. Thủ tục xác định cha, mẹ con được thực hiện như sau:
Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ để xác định cha; mẹ con được quy định cụ thể tại Điều 25 Luật Hộ tịch năm 2014 gồm:
- Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con như kết quả xét nghiệm; giám định của cơ quan y tế có thẩm quyền. Nếu không có thì văn bản cam đoan về mối quan hệ cha; mẹ con, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ này.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu cấp dưỡng cho con khi không đăng ký kết hôn
Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ, con được nêu tại Điều 24 Luật Hộ tịch; là Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã nơi cư trú của người nhận hoặc người được nhận là cha; mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Riêng các trường hợp sau đây, thẩm quyền đăng ký nhận cha; mẹ, con là UBND cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con:
- Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
- Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
- Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài;
- Giữa người nước ngoài với nhau mà một hoặc cả hai bên thường trú tại Việt Nam.
Thời gian giải quyết
Theo khoản 2 Điều 25 Luật Hộ tịch; nếu nộp hồ sơ ở UBND cấp xã thì thời gian giải quyết là 03 ngày làm việc nhận đủ giấy tờ, không có tranh chấp; nhận thấy đúng là cha mẹ và con. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc
Nếu thuộc trường hợp có yếu tố nước ngoài; trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; công chức tư pháp sẽ xác minh, niêm yết việc nhận cha; mẹ, con tại trụ sở UBND cấp huyện trong thời gian 07 ngày.
Đồng thời gửi UBND cấp xã nơi thường trú của người được nhận cha; mẹ, con niêm yết trong 07 ngày.
Sau thời gian này, nếu thấy đủ điều kiện thì Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ giải quyết việc đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Sau khi được công nhận là cha, mẹ con thì hoàn toàn có quyền yêu cầu cấp dưỡng cho con. Nếu người này trốn tránh nghĩa vụ; thì có thể khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để buộc người này phải thực hiện nghĩa vụ của mình.
Mức yêu cầu cấp dưỡng cho con khi không đăng ký kết hôn ?
Đây có lẽ là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Vậy trong trường hợp này pháp luật quy định thế nào?
Theo đó trường hợp yêu cầu cấp dưỡng cho con khi không đăng ký kết hôn được quy định cụ thể tại Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:
Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ; của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập; khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, mức cấp dưỡng được xác định theo thỏa thuận của người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó căn cứ vào:
- Thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.
Hiện nay, luật không ấn định một con số cụ thể cho mức cấp dưỡng mà đang thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Nếu các bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết “Có phải cấp dưỡng cho con khi không đăng ký kết hôn ?? “giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833.102.102.
Câu hỏi liên quan
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP, nếu người nào bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau sinh, không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm, vật chất với trẻ em thì có thể bị phạt từ 10 – 15 triệu đồng.
Trường hợp nặng hơn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt nặng nhất có thể lên đến 2 năm tù.
Căn cứ theo quy định tại Điều 115 Luật Hôn nhân và gia đinh; nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ và chồng khi ly hôn được phát sinh khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.
Căn cứ theo quy định tại ĐIều 188 Luật Hôn nhân và gia đình; các trường hợp chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ và chồng khi ly hôn được quy định như sau:
Nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ và chồng khi ly hôn chấm dứt khi người được cấp dưỡng đã có tài sản để tự nuội mình.
Nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ và chồng khi ly hôn chấm dứt khi người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết.
Nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ và chồng khi ly hôn chấm dứt khi bên được cấp dững sau khi ly hôn đã kết hôn.