Hiện nay, các thành phố đang nỗ lực để người dân được tiêm chủng vaccine Covid-19 nhanh nhất; để sớm đạt được miễn dịch cộng đồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng được phép tiêm luôn. Vậy, người bị trì hoãn tiêm vắc xin Covid-19 làm sao để được tiêm? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Trong quá trình tổ chức tiêm chủng thời gian qua; nhiều cơ sở tiêm chủng ghi nhận những trường hợp đến các điểm tiêm; khám sàng lọc phát hiện lý do phải trì hoãn tiêm; hoặc cần chuyển vào bệnh viện để tiêm chủng. Tuy nhiên, những người bị trì hoãn tiêm này lại không được hướng dẫn; theo dõi và hẹn lịch tiêm tiếp theo. Điều này gây hoang mang cho người dân.
Các trường hợp bị trì hoãn tiêm
Căn cứ điều 3 của Quyết định 3802/2021/QĐ-BYT có quy định như sau về các trường hợp bị trì hoãn tiêm:
3. Các đối tượng trì hoãn tiêm chủng
– Có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.
– Đang mắc bệnh cấp tính.
– Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.
Như vậy, người nào đang thuộc 1 trong 3 trường hợp nêu trên thì sẽ bị trì hoãn tiêm vaccine phòng ngừa Covid-19.
Mời bạn xem thêm: Phụ nữ đang mang thai cũng được tiêm vaccine Covid-19?
Người bị trì hoãn tiêm vắc xin Covid-19 làm sao để được tiêm?
Trường hợp 1: Đang mắc bệnh cấp tính
Đối với những lý do trì hoãn ngắn ngày (đang dùng thuốc, đang mắc bệnh cấp tính…); đội tiêm cần đưa ra những hướng dẫn cho người dân có thể trở lại điểm tiêm sau một khoảng thời gian nhất định; để đánh giá nếu tình trạng sức khỏe ổn định; hoặc không còn lý do trì hoãn thì thực hiện tiêm vắc xin.
Ngoài ra, trường hợp người có bất thường về mạch, huyết áp; tùy theo năng lực và phạm vi chuyên môn của bác sĩ khám sàng lọc; điều kiện thực tế của điểm tiêm; có thể xử trí theo phác đồ điều trị; nếu ổn định được các chỉ số trong giới hạn cho phép thì thực hiện tiêm vắc xin.
Trường hợp 2: Đối với người có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng; hoặc phục nữ mang thai dưới 13 tuần
Đối với trường hợp người có tiền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng; hoặc phục nữ mang thai dưới 13 tuần; người bị trì hoãn cần đợi đến khi hết thời hạn nhạy cảm thể chất thì mới cân nhắc đến việc đi tiêm lại. Đội tiêm cũng cần đưa hướng dẫn cụ thể, cũng như hẹn thời gian thích hợp đi tiêm lại cho người dân.
Ngoài ra, trước khi tiêm chủng cần giải thích nguy cơ và lợi ích cho người đi tiêm; đặc biệt là chỉ nên cân nhắc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai ≥ 13 tuần khi lợi ích tiềm năng lớn hơn bất kỳ nguy cơ tiềm tàng nào đối với mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó, chống chỉ định với vắc xin Sputnik V cho phu nữ đang mang thai và cho con bú.
Trường hợp 3: Trường hợp bắt buộc chuyển tiêm chủng và theo dõi tại bệnh viện
Đối với trường hợp đội tiêm đánh giá bắt buộc chuyển tiêm chủng và theo dõi tại bệnh viện; thì đội tiêm thực hiện chuyển tuyến cho người cần tiêm đến bệnh viện phù hợp; thuận tiện cho việc đi lại của người dân.
Bác sĩ quyết định chuyển tuyến người tiêm phải giải thích rõ cho người dân lý do chuyển tuyến tiêm chủng; và thông tin về bệnh viện sẽ được chuyển; cung cấp cho người dân một bản phiếu sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Cần lưu ý là phải ghi rõ tên bệnh viện chuyển đến; và lý do chuyển tiêm chủng trong phiếu gửi người tiêm; để làm căn cứ cho người dân đến tiêm tại bệnh viện.
Các bệnh viện tiếp nhận trường hợp chuyển tuyến; cần tích cực tiếp nhận người dân; và thực hiện tiêm vắc xin. Nếu ghi nhận việc chuyển tuyến không hợp lý; bệnh viện vẫn thực hiện tiêm vắc xin cho người dân; đồng thời chủ động phản hồi với trung tâm y tế nơi có người được chuyển; để rút kinh nghiệm với đội tiêm.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Chống chỉ định tiêm vaccine Covid-19 trong các trường hợp sau:
– Tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng COVID-19 cùng loại (lần trước).
– Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.
Các tiền sử dị ứng cần được khai thác khi khám sàng lọc bao gồm:
– Đã từng có tiền sử dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào.
– Tiền sử dị ứng nặng, bao gồm cả phản vệ.
– Tiền sử dị ứng với vắc xin và bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
Phụ nữ mang thai trì hoãn tiêm vaccine Covid-19 trong tối thiểu 13 tuần hoặc đến khi thai nhi ổn định hoàn toàn.
Người mắc các bệnh mãn tính được coi là có bệnh nền và được ưu tiên tiêm chủng. Tuy nhiên, khi tiêm chủng cần đủ điều kiện sức khỏe ổn định các chỉ số trong giới hạn cho phép thì không bị trì hoãn tiêm.