Cách đây không lâu, trên mạng xã hội cung cấp hình ảnh về nhà trẻ được xây dựng cạnh khu nghĩa trang cũ. Điều này, gây tranh cãi, ý kiến trái chiều từ các bậc phụ huynh, cộng mạng mạng,… Vậy pháp luật có cho phép xây nhà trẻ gần nghĩa trang không? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Xây nhà trẻ gần nghĩa trang có vi phạm pháp luật không?
Thời thơ ấu là giai đoạn rất quan trọng đối với sự phát triển về mặt xã hội; cảm xúc, nhận thức và thể chất của trẻ. Do đó, trẻ em cần được chăm sóc toàn diện; được cung cấp môi trường sống, vui chơi, hoạt động tốt, bình yên. Nơi chăm sóc, nuôi dạy trẻ phải đáp ứng nhiều điều kiện về cơ sở vật chất đảm bảo sự an toàn cho trẻ. Bởi vậy, pháp luật cấm xây dựng nhà trẻ cạnh nghĩa trang, trong phạm vi ảnh hưởng của nghĩa trang.
Căn cứ khoản 1 Điều 32 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em như sau:
Điều 32. Vi phạm quy định về cấm đặt nghĩa trang, cơ sở sản xuất, kinh doanh, kho chứa thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, chất phóng xạ, chất dễ gây cháy, nổ trong phạm vi ảnh hưởng đến cơ sở có chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, cơ sở văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em hoặc ngược lại
1, Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
c) Đặt cơ sở có chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, cơ sở văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em trong phạm vi ảnh hưởng của nghĩa trang, kho chứa thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, chất phóng xạ, chất dễ gây cháy, nổ hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh có chất thải độc hại, có tiếng ồn lớn vượt quá giới hạn theo quy định của pháp luật.
Theo đó, hành vi xây dựng nhà trẻ trong khu vực ảnh hưởng của nghĩa trang là vi phạm pháp luật; ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ; do đó, hành vi này bị xử phạt hành chính từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Hơn nữa, có thể bị áo dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, biện pháp xử phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động,….
Nhà trẻ đã xây dựng cạnh nghĩa trang có bị buộc di dời không?
Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 32 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em như sau:
3, Biện pháp khắc phục hậu quả:
… b) Buộc di dời nghĩa trang, kho chứa thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại, chất phóng xạ, chất dễ gây cháy, nổ, cơ sở sản xuất, kinh doanh có chất thải độc hại hoặc cơ sở có chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, cơ sở văn hóa, điểm vui chơi, giải trí của trẻ em do đặt không đúng phạm vi theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên, ngoài bị xử phạt hành chính như đã nêu ở trên; nhà trẻ xây dựng trong khu vực ảnh hưởng của nghĩa trang sẽ bị buộc phải di dời đi nơi khác.
Ngoài ra, hành vi này có thể bị áp dụng thức xử phạt bổ xung là đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động hoặc tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm xây nhà trẻ trong phạm vi ảnh hưởng của nghĩa trang.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp về “Xây nhà trẻ gần nghĩa trang bị xử lý thế nào” hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Lợi dụng trẻ em khuyết tật để trục lợi bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí; được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.
Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư.
Trẻ em có các quyền sau:
+ Trẻ em có quyền sống; được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các Điều kiện sống và phát triển.
+ Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch
+ Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe,
+ Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng để phát triển toàn diện.
+ Trẻ em có quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
+ Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí;
+ Trẻ em có quyền được tôn trọng đặc điểm và giá trị riêng của bản thân phù hợp với độ tuổi và văn hóa dân tộc; được thừa nhận các quan hệ gia đình. Trẻ em có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.
+ Trẻ em có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
+ Trẻ em có quyền sở hữu, thừa kế và các quyền khác đối với tài sản theo quy định của pháp luật.
+ Trẻ em có quyền bí mật đời sống riêng tư
+ Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ. Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ
+ Trẻ em có quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi
+ Trẻ em có quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục
+ Trẻ em có quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động
+ Trẻ em có quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc
+ Trẻ em có quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt
+ Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy
+ Trẻ em có quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính
+ Trẻ em có quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang
+ Trẻ em có quyền được bảo đảm an sinh xã hội
+ Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội
+ Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp.