Hội nhập thế giới trên khía cạnh văn hóa kéo theo những suy nghĩ thoáng hơn về quan hệ nam nữ nói chung và vấn đề tình dục khi yêu đương nói riêng. Tuy nhiên, giáo dục về giới tính; đặc biệt là vấn đề quan hệ tình dục an toàn; chưa thật sự được quan tâm dẫn đến không tí trường hợp có thai ngoài ý muốn. Vậy, hành vi làm bạn gái có thai nhưng không cưới có vi phạm pháp luật không? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017;
Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Nội dung tư vấn
Trường hợp quan hệ tình dục tự nguyện
Trường hợp cả 2 người đều đã đủ tuổi chịu trách nhiệm tức đã là từ đủ 16 tuổi trở lên hoặc cả hai đều chưa đủ 16 tuổi
Ở trường hợp này; dưới góc độ pháp luật; cả hai đã đủ khả năng để giải quyết sự việc trên; hoặc cả hai đều chưa có đủ khả năng để giải quyết; nên pháp luật sẽ không thể buộc hai người phải đăng kí kết hôn khi đủ tuổi.
Trường hợp này phụ thuộc vào việc 2 người có muốn tiến đến hôn nhân khi đủ tuổi không.
Trường hợp một trong 2 người đã đủ 18 tuổi trở lên, người còn lại từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
Trường hợp có hành vi giao cấu tự nguyện; dẫn đến có thai ngoài ý muốn khi người nam đã đủ 18 tuổi trở lên; và người nữ chưa đủ 16 tuổi; thì cấu thành tội giao cấu với trẻ em dưới 16 tuổi; theo điều 145 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Ngược lại, trường hợp thực hiện hành vi giao cấu tự nguyện; khi người nữ đã đủ 18 tuổi trở lên và người nam từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; thì người nữ vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lý theo điều 145 dưới đây; tuy nhiên việc mang bầu có thể là một tình tiết giảm nhẹ.
Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu; hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác; với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này; thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Có tính chất loạn luân;
d) Làm nạn nhân có thai;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
e) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, tùy theo mức độ nghiêm trọng của sự việc; hành vi giao cấu tự nguyên dẫn đến có thai khi một trong hai bên chưa đủ tuổi có thể cấu thành tội phạm theo luật hình sự với mức phạt từ 01-10 năm tù.
Trường hợp quan hệ tình dục không tự nguyện
Trường hợp cả hai đã đủ tuổi quan hệ tình dục nhưng bạn gái không tự nguyện mà bị đe dọa, cưỡng ép
Trường hợp cả hai đã đủ tuổi quan hệ tình dục theo luật; nhưng bạn gái không tự nguyện mà bị đe dọa,cưỡng ép; thì có thể cấu thành tội hiếp dâm; theo điều 141 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực; hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân; hoặc thủ đoạn khác giao cấu; hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân; thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
c) Nhiều người hiếp một người;
d) Phạm tội 02 lần trở lên;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Có tính chất loạn luân;
g) Làm nạn nhân có thai;
h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe; hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe; hoặc gây rối loạn tâm thần; và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
c) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.
4. Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi; thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2; hoặc khoản 3 Điều này, thì bị xử phạt theo mức hình phạt quy định tại các khoản đó.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, hành vi cưỡng bức bạn gái quan hệ tình dục; làm bạn gái có thai nhưng không cưới; có thể bị phạt tù từ 02 năm đến chung thân; tùy từng mức độ.
Trường hợp quan hệ tình dục mà người nữ có bầu khi chưa chưa đủ 16 tuổi, người nam đã đủ 16 trở lên
Trường hợp người nam đã đủ 16 tuổi trở lên; có hành vi đe dọa, cưỡng bức người nữ chưa đủ 16 tuổi quan hệ tình dục; thì có thể cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; theo điều 142 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây; thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực; hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân; hoặc thủ đoạn khác giao cấu; hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác; với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Có tính chất loạn luân;
b) Làm nạn nhân có thai;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe; hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Đối với 02 người trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Có tổ chức;
b) Nhiều người hiếp một người;
c) Đối với người dưới 10 tuổi;
d) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe; hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân; mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Tương tự, đối với trường hợp cả hai đã đủ tuổi; hoặc chưa đủ tuổi; mà đối phương không tự nguyện, bị ép buộc; hoặc phải miễn cưỡng giao cấu; hay thực hiện hành vi quan hệ tình dục; thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội cưỡng dâm; hay cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; hoặc bị truy trách nhiệm về tội dâm ô với người dưới 16 tuổi.
Làm bạn gái có thai nhưng không cưới có vi phạm pháp luật không?
Như đã phân tích; ngoài các trường hợp quan hệ tình dục không tự nguyện; hoặc quan hệ khi chưa đủ tuổi; hành vi làm bạn gái có bầu nhưng không cưới không vi phạm pháp luật; khi hai người tự nguyện quan hệ và đã đủ tuổi 18 tuổi trở lên.
Tuy nhiên, ở khía cạnh đạo đức; đó vẫn là hành vi bị xã hội lên án; vì sự vô trách nhiệm của người nam đối với người nữ. Trường hợp nam nữ đủ tuổi quan hệ tự nguyên; pháp luật không thể ép buộc kết hôn. Tuy nhiên, cả hai người vẫn có chung trách nhiệm đối với con chung; trong trường hợp người nam làm bạn gái có thai nhưng không cưới.
Căn cứ khoản 2 điều 68 của Luật hôn nhân gia đình 2014 có quy định:
Điều 68. Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con
2. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ; đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình; được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
Theo đó, tại điều 110 luật hôn nhân và gia đình 2014:
Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con
Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên; con đã thành niên không có khả năng lao động; và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con; hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.
Việc cấp dưỡng được thực hiện trước hết do các bên thỏa thuận. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng; và người được cấp dưỡng; hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận; căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng; và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi.
Người có hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng có thể bị phạt cảnh cáo; hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo điều 186 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017; người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng; theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng; làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe; hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm; thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Mức cấp dưỡng phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên có tính đến thu nhập cũng như các điều kiện khác của bên có nghĩa vụ cấp dưỡng; pháp luật không quy định mức tối thiểu.
Hành vi hiếp dâm bạn gái dưới 16 tuổi bị xử lý theo điều 142 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017; việc có thai được coi là tình tiết tăng nặng; người phạm tội có thể bị phạt tù từ 07 đến 15 năm.