Phá thai là chuyện buồn, không ai mong muốn. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, một số người không thể chăm sóc cho con, không thể cho bé một cuộc sống tốt, một gia đình trọn vẹn,…nên buộc lòng phải lựa chọn biện pháp này. Vậy phá thai có vi phạm pháp luật không? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989
- Luật bình đẳng giới 2006
- Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
- Nghị định 117/2020/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Quyền phá thai của nữ giới
Căn cứ khoản 1 Điều 44 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 quy định như sau:
Điều 44. Quyền của phụ nữ được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa và nạo thai, phá thai.
1, Phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng, được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, được theo dõi sức khoẻ trong thời kỳ thai nghén, được phục vụ y tế khi sinh con tại các cơ sở y tế.
Phá thai là sự kết thúc thai nghén bằng cách loại bỏ hay lấy phôi hay thai nhi khỏi tử cung trước khi đến hạn sinh nở. Theo quy định pháp luật, phụ nữ có quyền nạo phá thai theo ý trí, nguyện vọng; trừ trường hợp phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi.
Trường hợp nào bị cấm phá thai?
Căn cứ điểm g khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình
2, Cấm các hành vi sau đây:
… g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
Như vậy, luật hôn nhân và gia đình cấm hành vi phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi. Đây là hành vi vi phạm bình đẳng giới, làm mất cân bằng giới tính; gây nhiều hệ lụy lâu dài làm xáo trộn sự ổn định của dân số xã hội. Cụ thể, tại căn cứ khoản 7 Điều 40 Luật bình đẳng giới 2006 quy định như sau:
Điều 40. Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế
7, Các hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế bao gồm:
… b) Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức hoặc xúi giục, ép buộc người khác phá thai vì giới tính của thai nhi.
Hơn nữa, không chỉ hành vi phá thai nhằm lựa chọn giới tính thai nhi là vi phạm pháp luật. Mà hành vi xúi giục, ép buộc; đe dọa người khác phá thai vì lý do giới tính cũng là hành vi bị nghiêm cấm.
Phá thai trái pháp luật bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 100 Nghị Định 117/2020/NĐ-CP quy định: xử phạt hành chính trong lĩnh vực dân số có nêu rõ về hành vi loại bỏ thai nhi do lý do lựa chọn giới tính thì sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
Điều 100. Hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính
1, Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi.
Theo quy định trên; phá thai vì mục đích lựa chọn giới tính của thai nhi là hành vi vi phạm pháp luật; sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Ép buộc người yêu phá thai có vi phạm pháp luật không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 2 Điều 100 Nghị Định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực dân số có nêu rõ về hành vi loại bỏ thai nhi do lý do lựa chọn giới tính thì sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
Căn cứ khoản 4 Điều 100 Nghị Định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực dân số có nêu rõ về hành vi loại bỏ thai nhi do lý do lựa chọn giới tính thì sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 100 Nghị Định 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực dân số có nêu rõ về hành vi loại bỏ thai nhi do lý do lựa chọn giới tính thì sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu có hành vi cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.