Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2017, chính thức có hiệu ngày 01/7/2018. Luật quy định cơ quan nhà nước phải chủ động xin lỗi khi gây oan sai.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 10/2017/QH14 | Loại văn bản: | Luật | |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân | |
Ngày ban hành: | 20/06/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 | |
Ngày công báo: | 26/07/2017 | Số công báo: | Từ số 517 đến số 518 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung đáng chú ý của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước 2017 được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2017, chính thức có hiệu ngày 01/7/2018. Luật quy định cơ quan nhà nước phải chủ động xin lỗi khi gây oan sai.
+ Cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại sẽ phải chủ động thông báo bằng văn bản cho người bị thiệt hại về việc Nhà nước tổ chức thực hiện phục hồi danh dự mà không phải đợi họ yêu cầu.
+ Nếu người bị thiệt hại đồng ý với nội dung thông báo thì cơ quan thông báo thực hiện phục hồi danh dự, nếu không đồng ý thì người bị thiệt hại có ý kiến để cơ quan có cơ sở thực hiện khôi phục danh dự.
Trường hợp người bị thiệt hại đề nghị chưa thực hiện phục hồi danh dự thì việc này được thực hiện khi người bị thiệt hại có yêu cầu bằng văn bản; trường hợp từ chối thì sẽ không còn quyền yêu cầu nữa.
+ Trường hợp người bị thiệt hại chết thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phải thực hiện việc đăng báo xin lỗi và cải chính công khai.
Xem và tải ngay Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ
Hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Người yêu cầu Nhà nước bồi thường là người có văn bản yêu cầu bồi thường thuộc một trong các trường hợp: người bị thiệt hại, người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của người bị thiệt hại, người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết hoặc tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại.
Những người sau đây có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường:
+ Người bị thiệt hại;
+ Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại;
+ Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự;
+ Cá nhân, pháp nhân được ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường bao gồm:
+ Giả mạo tài liệu, giấy tờ hoặc cung cấp tài liệu, chứng cứ sai sự thật trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.
+ Thông đồng giữa người yêu cầu bồi thường với người giải quyết bồi thường, người có liên quan để trục lợi.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp trái pháp luật vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả và xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại.
+ Không giải quyết yêu cầu bồi thường hoặc không ra quyết định giải quyết bồi thường hoặc giải quyết yêu cầu bồi thường trái pháp luật.
+ Không thực hiện việc xác định trách nhiệm hoàn trả hoặc không xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại.
+ Sách nhiễu, cản trở hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường.