Các doanh nghiệp lâm vào tình trạng kinh tế khó khắn, không đủ khả năng tài chính cho hoạt động kinh doanh nhưng chưa muốn giải thể. Lúc này các doanh nghiệp có lựa chọn tối ưu là tạm ngừng kinh doanh. Vậy thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với công ty TNHH 1 thành viên được thực hiện thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp; đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh; theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh”; là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh”; là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh; mà doanh nghiệp đã thông báo; hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Thời gian tạm ngừng kinh doanh
Thời hạn tạm ngừng hoạt động kinh doanh là không được quá 1 năm. Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh, gia hạn không quá 1 năm.
Như vậy thời gian tạm dừng tối đa liên tiếp không được quá 2 năm.
Những điều cần lưu ý
- Không viết tay vào các mẫu để nộp hồ sơ; hồ sơ và các bản sao y giấy tờ chứng thực cá nhân, chứng chỉ hành nghề, các loại giấy tờ kèm theo phải sử dụng giấy khổ A4;
- Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký và cơ quan thuế ít nhất 15 (mười lăm ngày) trước khi tạm ngừng kinh doanh.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với công ty TNHH 1 thành viên
Chuẩn bị hồ sơ
1- Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh;
2- Quyết định của chủ sở hữu hoặc chủ tịch công ty hoặc chủ tịch Hội đồng thành viên về việc tạm ngừng kinh doanh của công ty;
3- Mục lục hồ sơ;
4- Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác);
5- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ;
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Cách thức nộp hồ sơ
– Trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh.
-Thông qua dịch vụ bưu chính.
– Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo địa chỉ www.dangkykinhdoanh.gov.vn
Trình tự thực hiện
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Bước 2: Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh
- Chuyên viên kiểm tra hồ sơ đủ giấy tờ theo quy định, tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp.
Bước 3: Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp.
Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật Sư X
Đội ngũ Luật sư X chuyên môn cao, làm việc chuyên nghiệp, có trách nhiệm. Chúng tôi cung cấp cho quý khách dịch vụ với tiện ích dưới đây:
Khuyến mãi đặc biệt: Tặng gói hỗ trợ mở lại tạm ngừng kinh doanh bất cứ lúc nào.
Hãy sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Luật Sư X , chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh nhanh chóng, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về: “Thủ tục tạm ngừng kinh doanh đối với công ty TNHH 1 thành viên“. Nếu có vấn đề thắc mắc, vui lòng liên hệ: 0833.102.102. để được hỗ trợ.
Câu hỏi thường gặp
Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành xem xét, giải quyết yêu cầu.
Trong thời gian công ty đang tạm ngừng kinh doanh, công ty không được phép hoạt động kinh doanh, do đó công ty không được xuất hóa đơn khi đang tạm ngừng kinh doanh.
– Trường hợp 1: Nếu công ty có Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh cùng tỉnh/ thành phố.
Khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp đồng thời gửi Thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đã đăng ký.
– Trường hợp 2: Nếu công ty có chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh khác tỉnh.
Khi công ty thực hiện thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh, công ty phải hoàn tất thủ tục tạm ngừng kinh doanh Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trước, rồi mới tiến hành thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh cho công ty TNHH MTV.