Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đang rơi vào hoàn cảnh bế tắc. Bởi hoạt động kinh doanh không được đảm bảo dẫn đến thua lỗ. Đứng trước tình hình đó nhiều doanh nghiệp phải phá sản, tuy nhiên nếu vẫn còn khả năng phát triển trong tương lai các doanh nghiệp vẫn có thể tạm ngừng kinh doanh trong một thời gian nhất định. Vậy doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh tối đa trong bao lâu?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
“Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo. Việc tạm ngừng kinh doanh cũng phải có thời hạn nhất định.
Điều kiện tạm ngừng kinh doanh
- Công ty cần thông báo về việc tạm ngừng KD cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trước 03 ngày để nhận được giấy xác nhận về việc Công ty tạm ngừng kinh doanh;
- Trong thời điểm Công ty đăng ký tạm ngừng kinh doanh công ty thì mã số thuế của Công ty phải đang được hoạt động để bảo đảm nghĩa vụ kê khai thuế được minh bạch từ trước và sau khi đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh
Hồ sơ tạm ngừng
- Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh
- Biên bản họp, quyết định tạm ngừng kinh doanh theo đúng thẩm quyền
- Uỷ quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp
- Bản sao giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ
Trình tự tiến hành tạm ngừng kinh doanh
Bước 1 : Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ theo hướng dẫn trên tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở KHĐT nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh
Bước 3:
- Trong 02 ngày làm việc; Sở KHĐT gửi thông tin sang bên thuế để đối chiếu số thuế còn nợ hoặc không.
- Trong 03 ngày làm việ;, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc doanh nghiệp đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
Thời gian tạm ngừng kinh doanh
Thời hạn tạm ngừng kinh doanh không được quá 01 năm.
Sau khi hết thời hạn đã thông báo, nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục tạm ngừng kinh doanh thì phải thông báo tiếp cho Phòng Đăng ký kinh doanh, tổng thời gian tạm ngừng kinh doanh liên tiếp không được quá 02 năm.
Nếu hết 02 năm tạm ngừng nhưng vẫn chưa hoạt động trở lại và không muốn giải thể; công ty có thể trở lại hoạt động kinh doanh một thời gian ngắn, sau đó đăng ký tạm ngừng kinh doanh.
Như vậy, thời gian tối đa được tạm ngừng kinh doanh là 2 năm.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ. Do đó, doanh nghiệp đang nợ thuế vẫn được phép tạm ngừng hoạt động và có nghĩa vụ thực hiện nộp đủ số thuế còn nợ cho cơ quan thuế.
Theo quy định trên, doanh nghiệp chỉ được tạm ngừng kinh doanh 01 năm và nếu muốn tạm ngừng kinh doanh tiếp thì phải thông báo tới Phòng đăng ký kinh doanh.
Trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Trường hợp công ty đăng ký tạm ngừng kinh doanh trọn năm dương lịch thì không phải kê khai thuế; nộp báo cáo tài chính của năm đó.
Trường hợp Doanh Nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh không trọn năm dương lịch thì vẫn phải kê khai thuế theo quý hoặc tháng mà doanh nghiệp đã hoạt động và nộp báo cáo tài chính của năm đó.