Hiện nay, tình hình dịch bệnh ngày càng trở nên phức tạp; để đảm bảo các ca mắc không có khả năng lây lan cũng như giảm thiểu gánh nặng cho đội ngũ y tế. Nếu người dân ra ngoài nếu không có lý do chính đáng cho thể phải chịu các mức phạt cao. Các công việc diễn ra tại cơ quan nhà nước như xin xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn mua nhà, trích lục giấy khai sinh… cũng bị hạn chế mức tối đa. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người bất chấp lệnh cấm ra ngoài vơi nhiều ly do và chịu mức phạt cao. Một hành vi khiến công tác kiểm soát dịch gặp nhiều khó khăn đó là việc trốn khai báo y tế của người dân hiện nay. Vậy trốn khai báo y tế bị xử phạt như thế nào? Mức phạt khai báo y tế gian dối là bao nhiêu tiền và bao nhiêu năm tù? mức phạt này liệu có đủ răn đe với người dân không? Hãy cùng Luật Sư giải đáp qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017
Nội dung tư vấn
Việc không khai báo hay trốn khai báo y tế bạn có thể bị xử phạt hành chính, và nếu đủ yếu tố cấu thành có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hiện nay, theo quy định của Bộ Luật Hình Sự, bạn có thể bị xử phạt theo điều Điều 240 về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người; Điều 295 về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người. Vậy mức phạt trốn khai báo y tế bị xử phạt như thế nào sẽ cụ thể như sau:
Những ai phải cách ly và giám sát y tế?
Để đảm bảo an toàn, bạn cần tuân thủ các quy định về cách ly và giám sáy y tế. Hãy thử xem bạ có thuộc đối tượng cần cách y và giám sát y tế không nhé? Những trường hợp sau đây sẽ cần cách ly và giám sát y tế.
- Khi bạn tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19, bạn phải cách ly tập trung; theo yêu cầu bắt buộc của cơ quan y tế.
- Khi bạn là vòng thứ hai, tiếp xúc gần với Người tiếp xúc gần; bạn phải cách ly tại nhà, thực hiện các khuyến cáo cách ly y tế tại nhà.
- Những người tiếp xúc với người thuộc vòng thứ hai sẽ thực hiện tự theo dõi sức khỏe.
- Ngoài ra, Theo Báo Sức khoẻ và Đời sống, những người từ vùng dịch về các địa phương sẽ phải cách ly y tế tập trung 21 ngày.
- Vùng có dịch là nơi được chính quyền địa phương xác định và đang bị phong tỏa nghiêm ngặt, nội bất xuất, ngoại bất nhập.
Trốn cách ly y tế bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định hiện nay thì mức phạt tiền đối với hành vi trốn cách ly tế không hề nhỏ. Mức phạt tiền theo quy định tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP thấp nhất là 500 nghìn đồng; thậm chí mức phạt có thể lên đến 20 triệu đồng. Tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 7. Vi phạm quy định về giám sát bệnh truyền nhiễm
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời khi phát hiện người khác mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật…
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát bệnh truyền nhiễm…
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Che giấu, không khai báo; hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân; hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
c) Cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A
Trốn khai báo y tế có bị đi tù không?
Chắc hẳn bạn đang thắc mắc về việc trốn khai báo y tế bị phạt tù bao nhiêu năm? Không chỉ phải chịu các mức phạt tiền như trên, mà bạn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù không hề nhỏ. Mức phạt tù có thể lên tới 20 năm tù theo quy định Điều 240.
Nếu bạn đã được thông báo mắc bệnh; hoặc nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19 được thông báo cách ly. Nhưng bạn thực hiện không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối. Để hậu quả là gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác. Thì hành vi của bạn bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người”. Xử phạt hình sự khi không khai báo y tế theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240; và xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người.
Điều 240. Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây; làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người,; thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
…c) Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
…b) Làm chết người.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:
….b) Làm chết 02 người trở lên…
Như vậy ngoài mức phạt tù, bạn còn có thẻ chịu thêm hình phạt bổ xung là phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Cưỡng chế cách ly y tế bị phạt bao nhiêu tiền?
Việc từ trối hay trốn tránh áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định tại điều 11 nghị định 117/2020/NĐ-CP; có thể chịu mức phạt tiền thấp nhất là 5 triệu, cao nhất là 20 triệu. Ngoài ra bạn còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế với 1 số trường hợp.
Điều 11. Vi phạm quy định về cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế
1.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức cách ly y tế; cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định của pháp luật; trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Từ chối; hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
c) Không lập danh sách và theo dõi sức khỏe của những người tiếp xúc với người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế; cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật.
2.Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A…
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp bạn vi phạm nhưng chưa làm lây lan dịch bệnh cho người khác, bạn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng về hành vi “che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A”
Theo Điều 2 Công văn số 45/TANDTC-PC. Nếu bạn chưa bị xác định mắc bệnh Covid-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa thực hiện không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối. Kết quả là gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên. Do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh . Thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295.
Bạn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Thậm chí mức phạt có thể lên đến 12 năm tù. Ngoài ra, bạn còn có thể bị phạt tiền bổ sung từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Thông tin liên hệ
Trốn khai báo y tế bị xử phạt như thế nào? đã được Luật Sư X giải đáp qua bài viết trên. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
Mời bạn xem thêm bài viết: