Băng vệ sinh là mặt hàng quen thuộc đối với chị em phụ nữ. Các doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu này sẽ tạo ra các sản phẩm băng vệ sinh mang thương hiệu riêng. Nhằm thu hút khách hàng, thiết kế bao bì băng vệ sinh là rất quan trọng. Vậy để sản phẩm thiết kế không bị xâm phạm; thủ tục bảo hộ bao bì băng vệ sinh thực hiện thế nào?
Hãy cũng Luât sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Thế nào là bảo hộ bao bì băng vệ sinh?
Đăng ký bảo hộ cho bao bì băng vệ sinh hay gọi chung là sản phẩm là việc bảo hộ quyền tác giả thiết kế ra bao bì sản phẩm. Gồm màu sắc, hình ảnh, các chi tiết thể hiện trên bao bì,.. Người tạo ra bao bì băng vệ sinh có thể là tổ chức, cá nhân, tạo ra bao bì bắt mắt, thu hút khách hàng.
Điều kiện bao bì băng vệ sinh được bảo hộ
Mẫu bao bì phải được tác giả trực tiếp tạo ra, không sao chép sản phẩm của người khác; kiểu dáng, hình ảnh sáng tạo, có tính mới; không bị trùng, không gây nhầm lẫn, trùng, tương tự với nhãn hiệu khác.
Quy định bao bì băng vệ sinh đăng ký bảo hộ
Một bao bì đúng chuẩn theo quy định cần phải thể hiện được các thông tin về bao bì, nhãn hàng hóa:
– Tên, nhãn hiệu của sản phẩm;
– Tên, địa chỉ của nhà sản xuất hoặc nhà phân phối;
– Các thành phần, nguyên liệu tạo nên sản phẩm;
– Ngày tháng sản xuất, hạn sử dụng;
– Giá trị dinh dưỡng của sản phẩm;
– Sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn nào hay không;
– Hướng dẫn sử dụng, cách thức bảo quản;
– Khối lượng tịnh( khối lượng thực tế);
– Giá thành.
Thủ tục bảo hộ bao bì băng vệ sinh
Hồ sơ đăng ký bản quyền cho bao bì sản phẩm
– Tờ khai ĐKNH bảo hộ độc quyền. (Theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ);
– Mẫu bao bì sản phẩm cần bảo hộ;
– Giấy tờ chứng minh quyền nộp đơn (nếu có);
– Giấy ủy quyền nếu nộp thông qua đại diện;
– Giấy tờ pháp lý của chủ đơn, chủ sở hữu;
– Bản sao GCN ĐKKD nếu đăng ký chủ sở hữu là công ty;
– Bản sao CMND/CCCD nếu đăng ký chủ sở hữu là cá nhân;
– Danh mục hàng hóa, dịch vụ sử dụng bao bì. (Theo bảng phân loại NICE 11);
– Chứng từ nộp phí và lệ phí
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ
Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam có địa chỉ trụ sở tại Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện tại Tp Hồ Chí Minh và Tp Đà Nẵng.
Trình tự tiến hành bảo hộ bao bì sản phẩm
- Thẩm định hình thức
Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định đơn và ra thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức trong thời gian từ 01 đến 02 tháng Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo xét nghiệm hình thức của đơn.
Xét nghiệm hình thức của đơn đảm bảo đơn đã được khai đúng, xác định đúng nhóm đăng ký bảo hộ, tư cách pháp lý của chủ đơn.
2. Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ
Trong vòng 02 tháng kể từ ngày có thông báo kết quả xét nghiệm đơn hợp lệ hình thức Cục Sở hữu trí tuệ phải thực hiện thủ tục công bố đơn đăng ký thương hiệu.
3. Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung đơn bảo hộ thương hiệu
Cục Sở hữu trí tuệ đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng. Thời gian thẩm định nội dung của thương hiệu: 09-12 tháng.
4. Thông báo cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu
Trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp, chủ đơn thực hiện đóng phí cấp văn bằng trong thời hạn khoảng 02 tháng sẽ được nhận văn bằng bảo hộ thương hiệu.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về: “Thủ tục bảo hộ bao bì băng vệ sinh“. Nếu có vấn đề thắc mắc, vui lòng liên hệ: 0936 408 102
Câu hỏi thường gặp
Văn bằng bảo hộ thương hiệu có thời hạn là 10 năm tính từ ngày ưu tiên (ngày nộp đơn). Và sẽ được gia hạn liên tục khi hết hạn. Văn bằng bảo hộ có hiệu lực kể từ ngày nộp đơn.
Khi đăng ký bảo hộ bao bì sản phẩm cá nhân, tổ chức sẽ được pháp luật bảo vệ. Tránh khả năng nhầm lẫn với các thương hiệu của người khác có cùng lĩnh vực với mình; tránh được các vấn đề tranh chấp, phát sinh trong quá trình sử dụng thương hiệu. Có quyền sở hữu độc quyền thương hiệu đó tại vùng lãnh thổ quốc gia đã được đăng ký để có quyền yêu cầu các chủ thể khác xâm phạm, sử dụng thương hiệu giống hoặc tương tự với mình đã được bảo hộ.
Từ chối cấp văn bằng bảo hộ trong các trường hợp:
– Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với thương hiệu (nhãn hiệu) của người khác được công nhận trước đó;
– Trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền của người khác;
– Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài.