Thông tư 10/2019/TT-BGTVT quy định về phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 10/2019/TT-BGTVT | Loại văn bản: | Thông tư | |
Nơi ban hành: | Bộ Giao thông vận tải | Người ký: | Nguyễn Văn Công | |
Ngày ban hành: | 11/03/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2019 | |
Ngày công báo: | 17/03/2019 | Số công báo: | Từ số 323 đến số 324 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tóm tắt văn bản
Thời gian báo cáo việc ứng phó với thiên tai lĩnh vực hàng hải
Vừa qua, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 10/2019/TT-BGTVT về phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực hàng hải.
Theo đó, yêu cầu về thời gian báo cáo công tác chuẩn bị phòng, chống thiên tai, tình trạng tàu thuyền trong khu vực trước khi thiên tai xảy ra được quy định như sau:
– Các đơn vị, doanh nghiệp hàng hải trong khu vực phải gửi báo cáo cho Cảng vụ hàng hải trước 60 giờ (quy định hiện hành là trước 24 giờ);
– Các Cảng vụ hàng hải tổng hợp các công việc triển khai, gửi báo cáo về Cục Hàng hải Việt Nam trước 48 giờ (quy định hiện hành là trước 12 giờ);
– Các Cảng vụ hàng hải báo cáo Cục hàng hải Việt Nam việc hoàn thành công tác triển khai trước 24 giờ;
– Các Cảng vụ hàng hải báo cáo Cục hàng hải Việt Nam số lượng tàu thuyền thay đổi trong vùng nước cảng biển và các công việc phát sinh khác trước 12 giờ;
** Lưu ý: Các báo cáo được gửi về Cục hàng hải Việt Nam trong trường hợp này đều được báo cáo ngay cho Bộ Giao thông vận tải.
Thông tư 10/2019/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 01/5/2019, bãi bỏ Thông tư 29/2010/TT-BGTVT ngày 30/9/2010.
Xem trước và tải xuống Thông tư 10/2019/TT-BGTVT
Mời bạn xem thêm bài viết:
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
1. Thiên tai bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, ngập lụt, nước biển dâng, sạt lở đất.
2. Phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực hàng hải là quá trình mang tính hệ thống, bao gồm hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
3. Phòng ngừa thiên tai trong lĩnh vực hàng hải là các hoạt động được tiến hành trước khi thiên tai xảy ra để cảnh báo, thông báo, chuẩn bị các điều kiện cần thiết về nhân lực, phương tiện, thiết bị, hậu cần, biện pháp sơ tán nhằm bảo vệ con người, tài sản và môi trường.
4. Ứng phó thiên tai trong lĩnh vực hàng hải là các biện pháp cần thiết, kịp thời, thích hợp để cứu người, tài sản, bảo vệ môi trường trong khu vực xảy ra thiên tai nhằm giảm tới mức thấp nhất hậu quả do thiên tai gây ra.
5. Khắc phục hậu quả thiên tai trong lĩnh vực hàng hải là thực hiện các biện pháp nhằm phục hồi lại tổn thất do thiên tai gây ra.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức; cá nhân có liên quan đến hoạt động phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực hàng hải tại Việt Nam.