Vào ngày 28/07/2021 vừa qua tại thành phố Hồ Chí Minh; các lực lượng quản đã chặn xe chở băng vệ sinh; và tã bỉm với lý do là những sản phẩm này không thuộc nhóm mặt hàng thiết yếu trong dịch; nên không được vận chuyển, lưu thông”. Vậy hàng hóa thiết yếu là gì? Băng vệ sinh có phải hàng hóa thiết yếu hay không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Cơ sở pháp lý
Thông tư 14/2018/TT-BYT
Thông tư 26/2015/TT-BTC
Nội dung tư vấn
Chỉ thị số 16 là gì?
Theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng về thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội theo đúng yêu cầu của Chỉ thị số 16/CT-TTg, bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng. Nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cộng đồng, yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thật sự cần thiết, bao gồm:
- Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;
- Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…
- Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở nêu tại mục 2 văn bản này.
Tuy nhiên, tại Chỉ thị này lại không quy định thế nào là các trường hợp thực sự cần thiết về dịch vụ thiết yếu khác. Mà chỉ quy định chung chung các mặt hàng cần thiết. Vậy băng vệ sinh có phải hàng hóa thiết yếu hay không?
Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Luật giá năm 2012 thì:
Hàng hóa, dịch vụ thiết yếu được hiểu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.
Định nghĩa là như vậy, nhưng thế nào là sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người thì trong Luật giá 2012 cũng không quy định cụ thể là gì và hiểu như nào mới đúng. Vậy Băng vệ sinh có phải hàng hóa thiết yếu hay không?
Băng vệ sinh có phải hàng hóa thiết yếu không?
Băng vệ sinh là gì?
Băng vệ sinh hay còn gọi là sanitary napkin đây là miếng lót thấm hút dành cho nữ giới đang trong kỳ kinh nguyệt; sau khi vừa thực hiện ca phẫu thuật âm đạo; sau khi sinh nở hay sau khi phá thai; hoặc trong bất kỳ tình huống nào khác mà cần phải thấm hút bất kì chất lỏng; hoặc máu chảy ra từ âm đạo. Vậy Băng vệ sinh có phải hàng hóa thiết yếu hay không?
Bao cao su là trang thiết bị y tế
Tôi không biết các bạn nghĩ thế nào về vấn đề này? Còn quan điểm của tôi thì như sau:
Theo một nghiên cứu thì băng vệ sinh là biện pháp cơ bản được phụ nữ Việt Nam sử dụng trong chu kỳ kinh nguyệt. Số lượng phụ nữ cần sử dụng mặt hàng này là 30 triệu người, và số miếng cần sử dụng là 16 cho một chu kỳ.
Nếu bao cao su hành hóa nằm trong danh mục trang thiết bị y tế theo Thông tư 14/2018/TT-BYT.
Vậy còn đi mua băng vệ sinh thì sao? Băng vệ sinh có phải hàng hóa thiết yếu không?
Băng vệ sinh có phải hàng hóa thiết yếu không?
Có thể thấy rằng, hiện nay chưa có bất kỳ đinh nghĩa nào về hàng hóa dịch vụ thiết yếu trong bối cảnh hiện nay, đa số là do cách địa phương tự quy định.
Tại thông tư 26/2015/TT-BTC có liệt kê BVS là sản phẩm y tế, do đo, đi mua BVS là nhu cầu cần thiết của phụ nữ.
Mà tại điểm b khoản 1 điều 15 của Luật giá năm 2012; cũng quy định hành hóa thiết yếu là hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.
“Điều 15. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá
1. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống được quy định theo các tiêu chí sau:
a) Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu và dịch vụ chính cho sản xuất và lưu thông;
b) Hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người.”
Nếu theo cách định nghĩa của VBPL này; thì chắc chắn phải xem băng vệ sinh là hàng hóa không thể thiếu; bởi vì chu kỳ kinh nguyệt là hiện tượng sinh học tất yếu của con người.
Băng vệ sinh có thể không thiết yếu với con trai những rất cần với chị em phụ nữ.
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Băng vệ sinh có phải mặt hàng thiết yếu không?
Hi vọng bài viết Băng vệ sinh có phải hàng hóa thiết yếu hay không? sẽ giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0936128102
Câu hỏi thường gặp:
Đây là nhu cầu đỉnh của thang Maslow, nhu cầu được thể hiện bản thân; được khẳng định mình trong cuộc sống hay sống và làm việc theo đam mê; và cống hiến hết mình cho nhân loại hay một cộng đồng. Việc làm của họ dựa trên chân lý, sự hiểu biết, thông thái và sự từng trải.
Thuốc là dược phẩm, nằm trong danh mục được hoạt động. Cùng với chỉ thị số 16 của Thủ tướng chính phủ, người dân hạn chế ra khỏi nhà. Theo đó, nếu nhân viên của cửa hàng thuốc đi giao thuốc; là một biện pháp linh hoạt trong thời điểm hiện nay.
Theo quan điểm của chúng tôi cho rằng bao cao su có thể được xem là mặt hàng thiết yếu. Bởi vì đây là sản phẩm giúp tránh thai; và ngăn ngừa được các bệnh qua đường quan hệ tình dục. Nhất là trong bối cảnh hiện nay khi dịch Covid 19 đang có diễn rất phức tạp; Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ được áp dụng tại nhiều địa phương; khi hạn chế người dân ra khỏi nhà.