Sổ hồng” là thuật ngữ phổ biến tại Việt Nam dùng để chỉ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở – một loại giấy tờ pháp lý quan trọng liên quan đến quyền sở hữu nhà và đất. Sổ hồng xác nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở của chủ sở hữu. Điều này bao gồm quyền làm chủ, bán, cho thuê, tặng cho, và các quyền khác liên quan đến bất động sản. Hiện nay, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Phí đổi sổ hồng mới là bao nhiêu? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Phí đổi sổ hồng mới là bao nhiêu?
Sổ hồng là căn cứ pháp lý quan trọng để giải quyết các vấn đề liên quan đến tranh chấp bất động sản, chuyển nhượng quyền sở hữu, thế chấp ngân hàng, và các giao dịch liên quan đến nhà đất. Trong sổ hồng thường chứa thông tin chi tiết về bất động sản, bao gồm địa chỉ, diện tích, kết cấu của nhà, cũng như thông tin về chủ sở hữu và các thông tin liên quan khác như số thửa đất, số tờ bản đồ.
Tại mục b3 Điều 3 Thông tư 02/2014/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định về mức thu cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở như sau:
“b.3. Lệ phí địa chính
– Lệ phí địa chính là khoản thu vào tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được ủy quyền giải quyết các công việc về địa chính.
– Mức thu: Tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương mà quy định mức thu cho phù hợp, đảm bảo nguyên tắc sau:
+ Mức thu tối đa áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; phường nội thành thuộc thành phố hoặc thị xã trực thuộc tỉnh, như sau:
* Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất:
Mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới; tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất) thì áp dụng mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/giấy cấp mới; tối đa không quá 20.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.”
Như vậy, mỗi tỉnh sẽ ban hành mức thu cụ thể nhưng tối đa không quá 50.000 đồng/giấy. Bạn có nêu một đơn vị nhận làm với giá 7 triệu đồng/giấy thì có thể đây là mức phí dịch vụ của đơn vị đó đi thực hiện các thủ tục cấp lại cho bạn chứ không phải mức lệ phí nhà nước quy định. vì vậy bạn cần trao đổi lại với chuyên viên tiếp nhận hồ sơ hoặc người có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận để làm rõ việc này.
Trình tự thủ tục cấp lại sổ đất như thế nào?
Sổ hồng là một tài liệu quan trọng giúp đảm bảo quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu và là căn cứ để thực hiện các giao dịch liên quan đến bất động sản. Sổ hồng là căn cứ pháp lý quan trọng trong các giao dịch bất động sản như mua bán, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, hoặc cho thuê bất động sản. Nó giúp các bên liên quan xác nhận quyền sở hữu và tránh các tranh chấp pháp lý.
Bước 1: Nộp hồ sơ
Theo quy định của khoản 2 của Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị về việc cấp lại Giấy chứng nhận;
- Đối với hộ gia đình và cá nhân thì cần Giấy xác nhận của UBND cấp xã đối với việc đã niêm yết thông báo về việc mất giấy trong vòng 15 ngày;
- Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì cần có Giấy tờ để chứng minh việc đã tiến hành đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với việc mất Giấy chứng nhận;
Tại Điều 11 của Thông tư 24/2014/TT-BTNMT còn thêm quy định đối với việc cơ quan tiếp nhận hồ sơ mà có chức năng thực hiện thủ tục đăng ký, cũng như thủ tục cấp Giấy chứng nhận thì không được quyền yêu cầu người sử dụng đất, hay yêu cầu chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải nộp thêm những loại giấy tờ khác ngoài những loại giấy tờ nêu trên phải nộp.
Sau 30 ngày, kể từ ngày niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận (Khoản 2 Điều 77 Nghị định 43/2014 NĐ-CP)
Không giống nhiều loại giấy tờ khác, khi bị mất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chủ sở hữu không được làm hồ sơ đề nghị cấp luôn mà phải khai báo với cơ quan có thẩm quyền liên quan để được làm lại. Trừ những trường hợp như thiên tai, hỏa hoạn,…
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ (Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017 NĐ-CP)
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Giải quyết yêu cầu (Khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014 NĐ-CP)
- Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ.
- Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất.
- Lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận.
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.
Bước 4: Trả kết quả ( Khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014 NĐ-CP)
Trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
>> Xem thêm: Thủ tục đính chính thông tin sổ đỏ
Có phải đi đổi lại sổ hồng theo Luật Đất đai mới không?
Sổ hồng là chứng nhận chính thức từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền, do đó, nó được công nhận và có giá trị pháp lý cao trong việc xác nhận quyền sở hữu và sử dụng bất động sản. Sổ hồng giúp chủ sở hữu dễ dàng quản lý và điều hành bất động sản của mình. Ví dụ, khi muốn sửa chữa, cải tạo hoặc chuyển nhượng bất động sản, chủ sở hữu cần có sổ hồng để thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan.
Tại khoản 3 Điều 256 Luật Đất đai 2024 có quy định giải quyết về hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành như sau:
Giải quyết về hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận khi Luật này có hiệu lực thi hành
….
3. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành vẫn có giá trị pháp lý và không phải cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; trường hợp người đã được cấp giấy chứng nhận trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có nhu cầu thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật này.
4. Đối với trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã cấp cho đại diện hộ gia đình trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nếu các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình có nhu cầu thì được cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và ghi đầy đủ tên các thành viên có chung quyền sử dụng đất.
Việc xác định các thành viên có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình để ghi tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất do các thành viên này tự thỏa thuận và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Theo đó, sổ đỏ, sổ hồng theo Luật Đất đai 2013 có tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Tuy nhiên khi Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 thì sổ đỏ, Sổ hồng sẽ có tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Và sổ đỏ, sổ hồng theo Luật Đất đai 2013 cấp trước ngày 01/01/2025 vẫn có giá trị pháp lý và người dân không bắt buộc phải đổi lại sổ hồng.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Phí đổi sổ hồng mới là bao nhiêu?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Luật thuế thu nhập cá nhân quy định nếu cá nhân thực hiện thủ tục cấp sổ hồng thì sẽ phải nộp 2% trên tổng giá trị mua bán ghi trong hợp đồng hoặc căn cứ vào khung giá đất, giá nhà ở được nhà nước quy định để tính thuế. Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định các trường hợp miễn thuế thu nhập cá nhân khi cấp sổ hồng như sau:
Miễn thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.
Miễn thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Căn cứ điểm b khoản 3 thông tư 106/2021/TT-BTC thì phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quy định cụ thể:
– Định nghĩa phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được hiểu là các khoản thu đối với các đối tượng đã đăng ký và nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có nhu cầu hoặc là các hồ sơ bắt buộc thẩm định theo quy định. Mục đích của việc này là bù đắp chi phí thẩm định hồ sơ, các điều kiện cần và đủ giao và cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
– Các trường hợp áp dụng phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là các trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành thẩm định mục đích là giao và cho thuê đất cùng các trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.