Hóa đơn là một tài liệu tài chính quan trọng dùng để ghi nhận và chứng minh giao dịch mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ giữa người bán và người mua. Hóa đơn cung cấp thông tin chi tiết về giao dịch, bao gồm số tiền phải thanh toán, các khoản giảm giá, thuế, và các điều khoản liên quan. Hóa đơn là cơ sở để lập các báo cáo tài chính chính xác, bao gồm báo cáo doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Điều này là cần thiết cho việc phân tích hiệu suất tài chính của doanh nghiệp. Hiện nay, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Không xuất hóa đơn bị phạt bao nhiêu? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Hàng tiêu dùng nội bộ có phải xuất hóa đơn không?
Hóa đơn là chứng từ pháp lý xác nhận một giao dịch mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ đã được thực hiện. Nó chứng minh rằng người bán đã cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ và người mua đã thực hiện thanh toán. Hóa đơn giúp doanh nghiệp theo dõi doanh thu và chi phí. Nó cung cấp thông tin chi tiết về số tiền thu được từ khách hàng và các khoản chi tiêu cho việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ.
Hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ vẫn phải xuất hóa đơn trừ trường hợp hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Trong đó,Hàng hóa tiêu dùng nội bộ là những hàng hóa do công ty sản xuất được sử dụng cho các hoạt động nội bộ có thể phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc không.
Còn hàng hóa luân chuyển nội bộ được hiểu là hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh/hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất/cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định như sau:
1. Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hoá dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hoá) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Như vậy, có thể khẳng định, trừ trường hợp hàng hóa, dịch vụ luân chuyển nội bộ không phải lập hóa đơn còn các trường hợp tiêu dùng nội bộ khác đều phải lập hóa đơn.
Không xuất hóa đơn bị phạt bao nhiêu?
Hóa đơn đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống tài chính và quản lý kinh doanh. Hóa đơn là tài liệu quan trọng để lưu trữ hồ sơ kế toán. Nó giúp kế toán viên và kiểm toán viên dễ dàng kiểm tra và xác nhận các giao dịch tài chính. Hóa đơn giúp doanh nghiệp kiểm soát và theo dõi các khoản phải thu và phải trả, từ đó quản lý dòng tiền và tài chính hiệu quả hơn.
Hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng (khoản 5 Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP). Đồng thời, buộc phải lập hóa đơn khi người mua có yêu cầu.
Bên cạnh đó, theo điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 125/2020, hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ (trừ trường hợp đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng) nếu bị Cơ quan Thuế kết luận là hành vi trốn thuế thì bị xử lý như sau:
Mức phạt | Trường hợp áp dụng | |
Mức 1 | Phạt tiền 01 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận | – Có hành vi không xuất hóa đơn được xác định là hành vi trốn thuế nhưng có từ 01 tình tiết giảm nhẹ trở lên.Xem chi tiết: Tình tiết giảm nhẹ khi trốn thuế. |
Mức 2 | Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn | Có hành vi không xuất hóa đơn được xác định là hành vi trốn thuế mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. |
Mức 3 | Phạt tiền 02 lần tính trên số thuế trốn | Có hành vi không xuất hóa đơn được xác định là hành vi trốn thuế mà có 01 tình tiết tăng nặng |
Mức 4 | Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn | Có hành vi không xuất hóa đơn được xác định là hành vi trốn thuế mà có 02 tình tiết tăng nặng |
Mức 5 | Phạt tiền 03 lần tính trên số tiền thuế trốn | Có hành vi không xuất hóa đơn được xác định là hành vi trốn thuế mà có 03 tình tiết tăng nặng |
Lưu ý: Ngoài các mức phạt trên, người có hành vi trốn thuế, gian lận thuế sẽ phải nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách Nhà nước. |
Ngoài ra, nếu hành vi không xuất hóa đơn khi bán hàng mà cấu thành Tội trốn thuế sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
>> Xem ngay: Mẫu đơn xin thuê đất nông nghiệp
Hàng tiêu dùng nội bộ có phải kê khai thuế không?
Ở nhiều quốc gia, việc xuất hóa đơn là một yêu cầu pháp lý bắt buộc đối với doanh nghiệp và cá nhân. Hóa đơn giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật về thuế và giao dịch thương mại. Trong trường hợp có tranh chấp liên quan đến giao dịch, hóa đơn là bằng chứng quan trọng để chứng minh các điều khoản và điều kiện của giao dịch, bao gồm giá cả, số lượng và các dịch vụ cung cấp.
Tùy vào mục đích sử dụng của hàng hóa đó, nếu phục vụ sản xuất, kinh doanh thì không phải kê khai, tính thuế giá trị gia tăng và ngược lại.
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư số 119/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định:
4. Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng nội bộ.
Hàng hóa luân chuyển nội bộ như hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế GTGT.
[…]
Đồng thời, theo Công văn số 326/CTHDU-TTHT ngày 11/03/2023, có thể thấy:
– Hàng hóa tiêu dùng nội bộ phục vụ sản xuất kinh doanh: Không phải tính, nộp thuế giá trị gia tăng:
– Hàng hóa tiêu dùng nội bộ không phục vụ sản xuất kinh doanh: Phải tính, nộp thuế giá trị gia tăng theo giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm tiêu dùng nội bộ.
Lưu ý: Riêng ngành vận tải, hàng không, đường sắt, bưu chính viễn thông, cơ sở kinh doanh phải có văn bản quy định về đối tượng và mức kiểm soát đối với hàng hóa dịch vụ sử dụng nội bộ theo thẩm quyền quy định.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Mẫu giấy giám hộ trẻ em”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020, hóa đơn tiêu dùng nội bộ cần có đầy đủ nội dung bắt buộc như một hóa đơn thông thường. Cụ thể, phải đảm bảo các tiêu thức sau:
Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn.
Số hóa đơn.
Tên, địa chỉ, MST người bán.
Tên, địa chỉ, MST người mua.
Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá: thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, tổng tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán có thuế GTGT.
Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá.
Chữ ký người bán, người mua.
Các đối tượng là người được giám hộ quy định tại Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm:
– Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
– Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
– Người mất năng lực hành vi dân sự;
– Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.