Kích thước chở hàng của xe máy đề cập đến các thông số liên quan đến không gian và khả năng chứa hàng hóa của xe máy. Thông số này rất quan trọng đối với những người sử dụng xe máy để vận chuyển hàng hóa, như các dịch vụ giao hàng hoặc các doanh nghiệp nhỏ. Quy định về kích thước chở hàng giúp ngăn ngừa tình trạng chở hàng quá tải hoặc cồng kềnh, giảm nguy cơ mất kiểm soát và tai nạn giao thông. Hàng hóa quá lớn hoặc quá nặng có thể làm mất cân bằng xe máy và gây ra sự cố giao thông. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Kích thước chở hàng xe máy là bao nhiêu? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Người điều khiển xe máy khi vận chuyển hàng hóa hóa thì cần lưu ý những vấn đề nào?
Quy định về kích thước chở hàng tối đa của xe máy có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với an toàn giao thông, hiệu suất vận hành và bảo vệ quyền lợi của người sử dụng xe cũng như cộng đồng. Quy định kích thước giúp đảm bảo rằng hàng hóa không che khuất tầm nhìn của người điều khiển hoặc các phương tiện giao thông khác, từ đó tăng cường an toàn cho tất cả người tham gia giao thông.
Căn cứ theo Điều 20 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ như sau:
“Điều 20. Xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ
1. Hàng hóa xếp trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê hàng hóa trên mặt đường và không cản trở việc điều khiển xe.
2. Khi xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau xe thì ban ngày phải có cờ báo hiệu màu đỏ, ban đêm hoặc khi trời tối phải có đèn đỏ báo hiệu.
3. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể việc xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ.”
Ngoài ra tại khoản 4 Điều 30 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy như sau:
“Điều 30. Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy
4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Mang, vác vật cồng kềnh;
b) Sử dụng ô;
c) Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
d) Đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
đ) Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.”Như vậy khi vận chuyển hàng hóa thì người điều khiển xe máy cần lưu lý xếp hàng hóa trên xe phải gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê hàng hóa trên mặt đường và không cản trở việc điều khiển xe, hàng hóa vận chuyển không được cồng kềnh ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông khác.
Kích thước chở hàng xe máy là bao nhiêu?
Khi xe máy được thiết kế để chở một mức tải cụ thể, việc tuân thủ quy định về kích thước và trọng lượng giúp duy trì hiệu suất tối ưu của xe. Chở hàng quá lớn có thể ảnh hưởng đến động cơ, hệ thống treo và các bộ phận khác của xe. Tuân thủ quy định giúp bảo vệ các thành phần của xe máy khỏi bị hư hại do quá tải, từ đó kéo dài tuổi thọ của xe và giảm chi phí bảo trì sửa chữa.
Căn cứ khoản 31 Điều 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
3.31. Xe mô tô (hay còn gọi là xe máy) là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg.
…
Căn cứ Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ:
Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ
1. Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét. Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.
3. Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe.
4. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.
5. Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe.
Như vậy, kích thước chở hàng xe máy được quy định như sau:
– Trọng tải bản thân xe máy không quá 400 kg.
– Bề rộng giá đèo hàng mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét.
– Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.
– Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét.
>> Xem ngay: Mẫu tờ khai (mẫu đơn) xin cấp lại giấy chứng tử
Lỗi chở hàng cồng kềnh xe máy bị phạt bao nhiêu?
Việc tuân thủ quy định về kích thước và trọng lượng hàng hóa giúp người sử dụng xe máy tránh được các hình thức xử phạt từ cơ quan chức năng, như phạt tiền hoặc yêu cầu dỡ bỏ hàng hóa không hợp lệ. Các quy định về kích thước chở hàng giúp duy trì trật tự giao thông, làm cho việc di chuyển trong thành phố và trên các tuyến đường trở nên dễ dàng và an toàn hơn. Tuân thủ các quy định này cũng thể hiện ý thức trách nhiệm của người điều khiển phương tiện đối với cộng đồng và pháp luật.
Căn cứ điểm k khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
…
3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
k) Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
…
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
…
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều này;
…
Như vậy, người nào đi xe máy chở hàng cồng kềnh vượt quá giới hạn quy định thì bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng, Nếu gây tai nạn thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Kích thước chở hàng xe máy”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ tại điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều này bị tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm b khoản 5 Điều này”
Như vậy, đối với lỗi chở hàng vượt quá giới hạn quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính là 400.000 – 600.000 đồng theo điểm k Khoản 3 Điều 6 nêu trên và nếu hành vi này mà gây ra tai nạn sẽ bị tước Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Trung bình sẽ tước giấy phép lái xe là 3 tháng.
Giấy ủy quyền viết tay có thể được lập theo mẫu có sẵn hoặc tự viết theo ý muốn của bên ủy quyền. Tuy nhiên, dù được lập theo cách nào, giấy ủy quyền viết tay cũng cần đảm bảo các nội dung sau:
– Ngày, tháng, năm lập giấy ủy quyền.
– Họ tên, địa chỉ của bên ủy quyền và bên được ủy quyền.
– Nội dung công việc được ủy quyền.
– Thời hạn ủy quyền.
– Ký tên, ghi rõ họ tên của bên ủy quyền và bên được ủy quyền.