Trợ cấp người cao tuổi có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ tài chính và đảm bảo chất lượng cuộc sống cho những người đã bước vào tuổi già. rợ cấp giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho người cao tuổi, đặc biệt là những người không còn khả năng lao động hoặc có nguồn thu nhập hạn chế. Điều này giúp họ có khả năng chi trả cho các nhu cầu cơ bản như thực phẩm, thuốc men, và chi phí sinh hoạt hàng ngày. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Trợ cấp người già trên 80 tuổi như thế nào? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Nhà nước có chính sách gì đối với người cao tuổi hay không?
Người cao tuổi thường được dùng để chỉ những người đã qua độ tuổi lao động. Thuật ngữ này có thể được dùng trong các ngữ cảnh như xã hội, y tế, và pháp lý để chỉ những người đã đạt đến một giai đoạn trong đời mà có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe đặc thù và có thể cần sự chăm sóc hoặc hỗ trợ đặc biệt. Việc cung cấp trợ cấp giúp người cao tuổi duy trì mức sống ổn định và có thể đáp ứng nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, nhà ở, và các dịch vụ xã hội cần thiết.
Tại Điều 4 Luật Người cao tuổi 2009 quy định chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi cụ thể như sau:
(1). Bố trí ngân sách hằng năm phù hợp để thực hiện chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
(2). Bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
(3). Lồng ghép chính sách đối với người cao tuổi trong chính sách phát triển kinh tế – xã hội.
(4). Phát triển ngành lão khoa đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi; đào tạo nhân viên chăm sóc người cao tuổi.
(5). Khuyến khích, tạo điều kiện cho người cao tuổi rèn luyện sức khoẻ; tham gia học tập, hoạt động văn hoá, tinh thần; sống trong môi trường an toàn và được tôn trọng về nhân phẩm; phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(6). Khuyến khích, hỗ trợ cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tuyên truyền, giáo dục ý thức kính trọng, biết ơn người cao tuổi, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.
(7). Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.
(8). Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trợ cấp người già trên 80 tuổi như thế nào?
Trợ cấp là một phần của hệ thống an sinh xã hội nhằm đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau khi tuổi tác làm giảm khả năng làm việc hoặc kiếm thu nhập. Điều này góp phần vào sự công bằng xã hội và ổn định cộng đồng. Nhờ vào việc các khoản trợ cấp cung cấp hỗ trợ tài chính, nó cũng có thể giúp người cao tuổi duy trì sự độc lập và tự chủ hơn là dựa hoàn toàn vào sự hỗ trợ từ gia đình hoặc cộng đồng.
Theo đó, Nghị định 76/2024/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 2,3 Điều 4 quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP. Cụ thể:
– Mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01/7/2024 là 500.000 đồng/tháng.
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tốc độ tăng giá tiêu dùng và tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
– Trường hợp điều kiện kinh tế – xã hội địa phương bảo đảm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:
+ Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn cao hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;
+ Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.
* Theo đó, khi tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội hàng tháng lên 500.000 đồng/tháng thì mức trợ cấp xã hội hàng tháng cũng có sự thay đổi như sau:
Mức hưởng trợ cấp xã hội | = | Mức chuẩn trợ giúp xã hội (500 nghìn đồng) | x | Hệ số |
* Tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng:
– Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
– Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
– Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
– Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
>> Tham khảo thông tin về: các hoạt động bị cấm trong quốc tang
Cụ thể, mức trợ cấp xã hội cho người cao tuổi hàng tháng từ 01/7/2024 sẽ như sau:
STT | Đối tượng | Hệ số | Mức hưởng |
1 | (1.1) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng. | Hệ số 1,5 đối với đối tượng tại (1.1) từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi. | 750.000 đồng |
2 | (1.2) Người cao tuổi từ đủ 75 – 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện theo khoản (1.1) đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn. | Hệ số 2,0 đối với đối tượng tại (1.2) từ đủ 80 tuổi trở lên. | 1.000.000 đồng |
3 | (1.3) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện theo khoản (1.1) mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng. | Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại (1.2) và (1.3) | 500.000 đồng |
4 | (1.4) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng | Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại (1.4) | 1.500.000 đồng |
Theo Nghị định 76/2024/NĐ-CP, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát danh sách đối tượng đang hưởng chính sách, quyết định chi trả chế độ chính sách theo mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định 76/2024/NĐ-CP kể từ ngày 01/7/2024.
Người cao tuổi 80 tuổi có lương hưu có thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hay không?
Trợ cấp là cách thể hiện sự tôn trọng và kính trọng đối với người cao tuổi, công nhận những đóng góp của họ cho xã hội trong suốt cuộc đời họ. Ở nhiều nơi, các chương trình trợ cấp xã hội thường nhắm đến những người cao tuổi không có nguồn thu nhập đáng kể hoặc đang gặp khó khăn tài chính. Chương trình trợ cấp cho người cao tuổi có thể được cung cấp bởi chính phủ, tổ chức xã hội, hoặc các tổ chức phi chính phủ và có thể khác nhau tùy theo từng quốc gia.
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
…
5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
…
Như vậy, theo quy định trên người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu thì thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Do đó, người cao tuổi 80 tuổi và có lương hưu thì sẽ không được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định nêu trên.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Trợ cấp người già trên 80 tuổi như thế nào?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Người cao tuổi có quyền uyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn của mình.
Căn cứ tại Điểm đ Khoản 1 Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với các đối tượng quy định tại mục 1 như sau:
Đối tượng nêu tại mục 1 được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội là 360.000 đồng/tháng nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:
Hệ số 1,5 đối với đối tượng từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
Hệ số 2,0 đối với đối tượng từ đủ 80 tuổi trở lên;
Tuy nhiên, 2 đối tượng nêu trên phải thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
Hệ số 1,0 đối với đối tượng từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; Người từ đủ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; (không thuộc diện quy định nêu trên)
Hệ số 3,0 đối với đối tượng người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
Như vậy, từ quy định trên, mức trợ cấp hàng tháng đối với người không hưởng lương hưu từ đủ 80 tuổi trở lên là: 1,0 x 360.000 = 360.000 đồng/tháng.