Mẫu hợp đồng gia công cơ khí không chỉ là một tài liệu pháp lý mà còn là một công cụ quản lý quan trọng giúp bảo đảm rằng các bên liên quan hiểu rõ và thực hiện đúng các thỏa thuận đã ký kết. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của các bên, quản lý chất lượng, và giải quyết tranh chấp. Việc soạn thảo và ký kết một hợp đồng chi tiết và chính xác là rất cần thiết để đảm bảo sự thành công và hiệu quả trong các giao dịch gia công cơ khí. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Mẫu hợp đồng gia công cơ khí là mẫu nào? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Mẫu hợp đồng gia công cơ khí
Mẫu hợp đồng gia công cơ khí đóng vai trò rất quan trọng trong các giao dịch giữa bên đặt gia công và bên gia công cơ khí. Hợp đồng mô tả rõ ràng phạm vi công việc, bao gồm các yêu cầu kỹ thuật, số lượng sản phẩm, và các yêu cầu chất lượng. Điều này giúp các bên hiểu rõ những gì cần được thực hiện. Hợp đồng gia công cơ khí là công cụ thiết yếu để đảm bảo rằng các bên tham gia giao dịch có một cơ sở pháp lý rõ ràng và hợp lý để thực hiện và hoàn thành công việc gia công.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG GIA CÔNG
Số: …
Căn cứ Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;
Căn cứ …
Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên trong hợp đồng;
Hôm nay, ngày … tháng … năm 2018, tại … chúng tôi gồm có:
Bên đặt gia công (sau đây gọi tắt là bên A):
Tên tổ chức: …
Địa chỉ trụ sở: …
Mã số doanh nghiệp: …
Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …
Chức vụ: …
Điện thoại: …
Email: …
(Trường hợp bên đặt gia công là cá nhân thì được ghi như sau):
Bên đặt gia công (sau đây gọi tắt là bên A)
Họ và tên: …
Năm sinh: …/ …/ …
Chứng minh nhân dân số …, ngày cấp …/ …/ …, nơi cấp: …
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …
Chỗ ở hiện tại: …
Điện thoại: …
Email: …
Bên nhận gia công (sau đây gọi tắt là bên B):
Tên tổ chưc: …
Địa chỉ trụ sở: …
Mã số doanh nghiệp: …
Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …
Chức vụ: …
Điện thoại: …
Email: …
Hai bên thoả thuận và đồng ý ký kết hợp đồng gia công với các điều khoản như sau:
Điều 1. Đối tượng của hợp đồng
Bên A thuê bên B gia công:
– Tên sản phẩm: …
– Số lượng: …
– Chất lượng: …
– Tiêu chuẩn kỹ thuật: …
(Đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà cácbên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định).
Điều 2. Nguyên vật liệu
1. Bên A có trách nhiệm cung cấp cho bên B các nguyên vật liệu sau:
Tên nguyên vật liệu: …
Số lượng: …
Chất lượng: …
Thời gian cung cấp: …
Địa điểm giao nhận: …
2. Bên B có trách nhiệm cung cấp cho bên A các nguyên vật liệu sau:
Tên nguyên vật liệu: …
Số lượng: …
Chất lượng: …
Thời gian cung cấp: …
Địa điểm giao nhận: …
(Bên A và bên B thoả thuận các nội dung về cung cấp nguyên vật liệu và ghi cụ thể vào trong hợp đồng này).
Điều 3. Đơn giá gia công, phương thức thanh toán
Đơn giá gia công là: … đồng/ sản phẩm (Bằng chữ: …).
Tổng cộng tiền công gia công sản phẩm là: … đồng (Bằng chữ: …).
Phương thức thanh toán: …
Thanh toán đợt … hoặt toàn bộ tại thời điểm nhận sản phẩm là … đồng (Bằng chữ: …)
(Bên A và bên B thoả thuận các nội dung dung cụ thể và ghi vào trong hợp đồng này).
Điều 4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
Hợp đồng này được thực hiện kể từ ngày … / …/ … đến ngày … / … / …
Thời hạn giao nhận sản phẩm (đợt 1) là ngày …/ …/ …, tại số nhà … đường …, phường …, quận … , thành phố … vào lúc … giờ … phút, ngày … tháng … năm …
Bên B phải giao sản phẩm và bên A phải nhận sản phẩm theo đúng thời hạn và tại địa điểm đã thỏa thuận tại hợp đồng này.
Trường hợp bên B chậm giao sản phẩm thì bên A có thể gia hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên B vẫn chưa hoàn thành công việc thì bên A có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trường hợp bên A chậm nhận sản phẩm thì bên B có thể gửi sản phẩm đó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên A. Nghĩa vụ giao sản phẩm hoàn thành khi đáp ứng được các điều kiện đã thỏa thuận tại hợp đồng này và bên A đã được thông báo. Bên A phải chịu mọi chi phí phát sinh từ việc gửi giữ.
Bên A hoặc bên B đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình, nhưng phải báo cho bên kia biết trước một thời gian (hợp lý) là … ngày.
Bên A đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải trả tiền công tương ứng với công việc đã làm. Bên B đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì không được trả tiền công.
Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường.
Điều 5. Quyền, nghĩa vụ của bên A
1. Quyền của Bên A:
Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận tại hợp đồng này.
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên B vi phạm nghiêm trọng hợp đồng này.
Trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên A đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên B không thể sửa chữa được trong thời hạn thỏa thuận thì bên A có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
(Bên A và bên B thoả thuận các quyền cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).
2. Nghĩa vụ của bên A:
Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên B; cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công.
Chỉ dẫn cho bên B thực hiện hợp đồng này.
Trả tiền công theo đúng thỏa thuận.
(Bên A và bên B thoả thuận các nghĩa vụ cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).
Điều 6. Quyền, nghĩa vụ của bên B
1. Quyền của bên B:
Yêu cầu bên A giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận tại hợp đồng này.
Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên A trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên A.
Yêu cầu bên A trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thỏa thuận tại hợp đồng này.
(Bên A và bên B thoả thuận các quyền cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).
2. Nghĩa vụ của bên B:
Bảo quản nguyên vật liệu do bên A cung cấp.
Báo cho bên A biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu biết hoặc phải biết việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội.
Giao sản phẩm cho bên A đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận tại hợp đồng này.
Giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên A cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên A.
Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên A sau khi hoàn thành hợp đồng này.
(Bên A và bên B thoả thuận các nghĩa vụ cụ thể khác và ghi vào trong hợp đồng này).
Điều 7. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Tiền lãi do chậm thanh toán: Trường hợp bên A không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.
Bồi thường thiệt hại: Bên vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho bên bị vi phạm (nếu có).
Phạt vi phạm hợp đồng: Bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền bằng … % giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm cho bên bị vi phạm.
>> Xem thêm: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tôn giáo
Điều 8. Chi phí khác
Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu là: … đồng, do bên … chịu trách nhiệm thanh toán.
Chi phí mua bảo hiểm hàng hoá là … đồng, do bên … chịu trách nhiệm thanh toán.
Chi phí … là … đồng, do bên … chịu trách nhiệm thanh toán.
(Bên A và bên A tự thoả thuận về nội dung các khoản chi phí khác và ghi cụ thể vào trong hợp đồng này).
Điều 9. Phương thực giải quyết tranh chấp
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì hai bên tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp lý. Trường hợp không thỏa thuận được thì một trong các bên có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Các thoả thuận khác
Bên A và bên B đồng ý đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này.
Bên A và bên B đồng ý thực hiện theo đúng các điều khoản trong hợp đồng này và không nêu thêm điều kiện gì khác.
Hợp đồng này được lập thành … bản, mỗi bản gồm … trang, có giá trị pháp lý như nhau và được giao cho bên A … bản, bên B … bản./.
BÊN A BÊN B
(Chữ ký, họ tên và đóng dấu (nếu có)) (Chữ ký, họ tên và đóng dấu (nếu có)
Tải về mẫu hợp đồng gia công cơ khí
Hợp đồng gia công cơ khí là một thỏa thuận pháp lý giữa hai bên: bên đặt gia công và bên gia công, liên quan đến việc sản xuất, chế tạo hoặc gia công các sản phẩm cơ khí. Hợp đồng này quy định chi tiết các điều khoản và điều kiện liên quan đến việc thực hiện công việc gia công cơ khí, từ việc thiết kế và chế tạo đến việc kiểm tra và giao hàng sản phẩm. Tải về mẫu hợp đồng gia công cơ khí tại đây:
Lưu ý: Hợp đồng gia công được lập thành văn bản, có thể sử dụng các mẫu hợp đồng có sẵn hoặc do các bên tự soạn, trong đó cần đảm bảo thể hiện đầy đủ các nội dung sau:
– Thông tin của các bên ký hợp đồng (bên thuê gia công và bên nhận gia công): Họ tên, địa chỉ, điện thoại,…
– Đối tượng của hợp đồng (sản phẩm cần gia công là gì?);
– Nguyên liệu gia công;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Thời gian sản xuất và giao sản phẩm;
– Chậm giao, chậm nhận sản phẩm gia công
– Trách nhiệm chịu rủi ro;
– Đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Cần lưu ý gì về loại hàng hóa được phép gia công?
Khi thực hiện gia công hàng hóa, đặc biệt trong ngành cơ khí, có một số lưu ý quan trọng về loại hàng hóa được phép gia công. Những lưu ý này sẽ giúp đảm bảo rằng quá trình gia công hàng hóa diễn ra suôn sẻ, hợp pháp, và đạt chất lượng yêu cầu. Đồng thời, giúp bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan mà còn góp phần duy trì uy tín và hiệu quả trong hoạt động gia công cơ khí. Dưới đây là các điểm quan trọng cần lưu ý:
Theo quy định tại Điều 180 Luật Thương mại 2005, hàng hóa gia công phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Hàng hóa gia công không thuộc các loại hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh như: Các chất ma túy; các loại hóa chất khoáng vật; mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên… theo quy định.
– Hàng hóa gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất nhập khẩu chỉ có thể được gia công khi gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép như: Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự; Các sản phẩm mật mã được dùng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước; Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước;…..
Các mặt hàng cấm nhập khẩu như: các loại hàng đã qua sử dụng bao gồm: Hàng dệt may, giày dép, quần áo; Hàng điện tử; Hàng điện lạnh;…
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng gia công cơ khí”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Quy định về thời điểm giao kết hợp đồng như sau:
1. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
3. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
4. Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.
Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều này.
Giấy ủy quyền viết tay có thể được lập theo mẫu có sẵn hoặc tự viết theo ý muốn của bên ủy quyền. Tuy nhiên, dù được lập theo cách nào, giấy ủy quyền viết tay cũng cần đảm bảo các nội dung sau:
– Ngày, tháng, năm lập giấy ủy quyền.
– Họ tên, địa chỉ của bên ủy quyền và bên được ủy quyền.
– Nội dung công việc được ủy quyền.
– Thời hạn ủy quyền.
– Ký tên, ghi rõ họ tên của bên ủy quyền và bên được ủy quyền.