Vi phạm nồng độ cồn là hành vi điều khiển phương tiện giao thông sau khi đã uống rượu, bia hoặc các loại đồ uống có cồn khác vượt quá mức cho phép theo quy định của pháp luật. Ở nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, có quy định cụ thể về mức nồng độ cồn tối đa cho phép khi điều khiển phương tiện giao thông, người điều khiển ô tô không được có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi tham gia giao thông. Vi phạm nồng độ cồn là hành vi rất nguy hiểm với nhiều hậu quả tiềm tàng. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Vi phạm nồng độ cồn phạt bao nhiêu? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Vi phạm nồng độ cồn phạt bao nhiêu?
Cồn ảnh hưởng đến khả năng nhận thức và phán đoán, làm cho người lái xe dễ dàng mắc phải các sai lầm khi tham gia giao thông, như không giữ khoảng cách an toàn, không tuân thủ tín hiệu giao thông, hoặc lái xe với tốc độ không phù hợp. Việc lái xe trong tình trạng say xỉn làm tăng nguy cơ gây tai nạn giao thông nghiêm trọng. Các tai nạn này không chỉ gây thiệt hại về tài sản mà còn có thể dẫn đến thương tích nghiêm trọng hoặc tử vong cho cả người lái xe và người tham gia giao thông khác.
Hiện hành, mức phạt nồng độ cồn khi lái xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) cụ thể như sau:
Mức phạt nồng độ cồn năm 2024 với xe máy
Nồng độ cồn | Mức tiền | Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6) | Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6) | Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6) |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6) | Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6) |
Mức phạt nồng độ cồn năm 2024 với ô tô
Nồng độ cồn | Mức tiền | Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5) | Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5) | Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5) |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5) | Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5) |
Mức phạt nồng độ cồn năm 2024 với xe đạp
Nồng độ cồn | Mức tiền | Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. (Điểm q Khoản 1 Điều 8) | – |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng. (Điểm e Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) | – |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. (Điểm c Khoản 4 Điều 8) | – |
Mức phạt nồng độ cồn năm 2024 với máy kéo, xe máy chuyên dùng
Nồng độ cồn | Mức tiền | Phạt bổ sung |
Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 7) | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm d Khoản 10 Điều 7) |
Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm b Khoản 7 Điều 7) | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 7) |
Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở | Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm a Khoản 9 Điều 7) | Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 7) |
Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?
Rượu, bia làm giảm khả năng phản xạ và tập trung của người điều khiển phương tiện. Điều này khiến họ khó phản ứng kịp thời trước các tình huống bất ngờ trên đường. Ở nhiều quốc gia, việc vi phạm nồng độ cồn có thể dẫn đến các hình phạt nặng nề như phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, tạm giữ phương tiện, hoặc thậm chí là xử lý hình sự. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tài chính và cuộc sống cá nhân của người vi phạm mà còn gây ra những hệ lụy pháp lý lâu dài.
Tạm giữ xe (hay tạm giữ phương tiện) là một hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn kể trên.
Như vậy, vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe đến 7 ngày.
Lưu ý: Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
>> Xem thêm: Trường hợp nào viên chức vi phạm
Uống bao nhiêu cốc bia bị thổi phạt về nồng độ cồn?
Tai nạn giao thông do rượu, bia không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người vi phạm mà còn gây ra đau khổ và mất mát cho gia đình, bạn bè và xã hội. Các vụ tai nạn nghiêm trọng có thể làm giảm lòng tin của cộng đồng đối với hệ thống giao thông và pháp luật. Do đó, việc tuân thủ quy định về nồng độ cồn khi lái xe là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác khi tham gia giao thông.
Như đã nêu, Luật Giao thông đường bộ nghiêm cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Chỉ cần phát hiện có nồng độ cồn trong máu hoặc đường thở, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện đều bị xử phạt hành chính.
Hiện nay, thiết bị thử nồng độ cồn của cảnh sát giao thông Việt Nam có thể phát hiện ra lượng cồn rất nhỏ, dù chỉ là vài mg cồn/100 ml máu hoặc vài mg cồn/lít khí thở.Trong khi đó, chỉ 01 cốc bia hoặc 01 ly rượu vang cũng đã có tới 10gram cồn – khi uống vào chắc chắc chắn sẽ thổi lên nồng độ cồn và bị xử phạt hành chính.
Để không bị thổi phạt về nồng độ cồn khi tham gia giao thông, người điều phương tiện không nên uống bất kỳ loại đồ uống có cồn nào.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Vi phạm nồng độ cồn phạt bao nhiêu?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Mức phạt nồng độ cồn ô tô được quy định như sau:
[1] Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng
– Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu
– Chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở
Mức phạt nồng độ cồn ô tô được quy định như sau:
[2] Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng
– Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu
– Vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở
[3] Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng
– Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu
– Vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở