Xuất khẩu đất hiếm là quá trình mà một quốc gia bán và vận chuyển các nguyên tố đất hiếm ra thị trường quốc tế. Đất hiếm có vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp công nghệ cao, nên việc xuất khẩu đất hiếm có thể ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế và chiến lược của một quốc gia. Các quốc gia xuất khẩu đất hiếm có thể sử dụng nguồn tài nguyên này như một công cụ chiến lược trong các cuộc đàm phán quốc tế. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tục xuất khẩu đất hiếm như thế nào? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Công dụng của đất hiếm là gì?
Đất hiếm là thành phần quan trọng trong sản xuất các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính, TV màn hình phẳng, máy ảnh số, và nhiều thiết bị khác. Xuất khẩu đất hiếm mang lại nguồn thu lớn cho các quốc gia sở hữu trữ lượng đất hiếm phong phú, đóng góp vào ngân sách quốc gia và phát triển kinh tế. Ngành công nghiệp khai thác và chế biến đất hiếm tạo ra nhiều việc làm cho người dân địa phương, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Đất hiếm là một loại khoáng sản có giá trị lớn, tuy nhiên không có quá nhiều người biết đất hiếm là gì.
Do đó, để trả lời được câu hỏi đất hiếm là gì, có thể tham khảo nội dung sau:
Đất hiếm (rare earth) là nhóm nguyên tố hiếm có hàm lượng ít trong vỏ Trái đất và rất khó tách ra từng nguyên tố riêng biệt. Trong nhóm nguyên tố đất hiếm có những nguyên tố có hàm lượng trong vỏ Trái đất còn cao hơn cả bạc và chì. Nhóm nguyên tố đất hiếm gồm 17 nguyên tố chia làm hai nhóm:
– Nhóm nặng gồm 10 nguyên tố: Dysprosium (Dy), Erbium (Er), Europium (Eu), Gadolinium (Gd), Holmium (Ho), Lutetium(Lu). Terbium (Tb), Thulium (Tm), Ytterbium (Yb), Yttrium (Y).
– Nhóm nhẹ gồm 07 nguyên tố: Cerium (Ce), Lathanium (La), Neodymium(Nd), Praseodymium (Pr), Promethium (Pm), Samarium (Sm) và Scandium (Sc).
Mặc dù mang tên là hiếm, các nguyên tố đất hiếm – ngoại trừ prometi có tính phóng xạ – là tương đối dồi dào trong lớp vỏ Trái Đất, với xeri là nguyên tố phổ biến thứ 25, nhiều hơn cả đồng.
Tuy nhiên, do đặc tính địa hóa học của chúng, các nguyên tố đất hiếm thường phân tán và không thường được tìm thấy tập trung trong các khoáng vật đất hiếm; kết quả là các kho quặng đất hiếm mà có thể khai thác kinh tế là ít phổ biến hơn
Công dụng:
– Dùng để chế tạo các nam châm vĩnh cửu cho các máy phát điện
– Dùng để đưa vào các chế phẩm phân bón vi lượng nhằm tăng năng suất và chống chịu sâu bệnh cho cây trồng
– Dùng để chế tạo các nam châm trong các máy tuyển từ trong công nghệ tuyển khoáng
– Dùng để diệt mối mọt, các cây mục nhằm bảo tồn các di tích lịch sử
– Dùng chế tạo các đèn cathode trong các máy vô tuyến truyền hình
– Dùng làm xúc tác trong công nghệ lọc hóa dầu và xử lý môi trường
– Dùng làm vật liệu siêu dẫn
– Các ion đất hiếm cũng được sử dụng như các vật liệu phát quang trong các ứng dụng quang điện
– Được ứng dụng trong công nghệ laser
Hiện nay các nhà khoa học Việt Nam đã tách được các nguyên tố đất hiếm đạt đến độ sạch cao đến 98 – 99% và ứng dụng cho nhiều ngành khác nhau trong công nghiệp.
Trong nông nghiệp, đất hiếm còn được bổ sung thêm vào phân bón để bón cho cây trồng; đồng thời cũng đã có một số thử nghiệm để bổ sung vào thức ăn chăn nuôi.
Thủ tục xuất khẩu đất hiếm như thế nào?
Đất hiếm được sử dụng trong nhiều ứng dụng nghiên cứu và phát triển công nghệ mới, từ chất xúc tác đến vật liệu siêu dẫn. Các nguyên tố đất hiếm được khai thác từ các mỏ chứa khoáng sản đất hiếm. Việc xuất khẩu đất hiếm có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp công nghệ cao, y tế, hóa chất và vật liệu, đồng thời mang lại lợi ích kinh tế và chiến lược cho các quốc gia xuất khẩu.
Thủ tục đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu đất hiếm bao gồm:
– Phiếu phân tích mẫu để xác nhận sự phù hợp về tiêu chuẩn, chất lượng của lô hàng xuất khẩu, do một phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS cấp.
– Hồ sơ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của khoáng sản xuất khẩu, cụ thể là:
+ Đối với doanh nghiệp khai thác khoáng sản: Giấy phép khai thác hoặc Giấy phép khai thác tận thu còn hiệu lực;
+ Đối với doanh nghiệp chế biến khoáng sản: Giấy chứng nhận đầu tư nhà máy chế biến và Hợp đồng mua khoáng sản của doanh nghiệp khai thác khoáng sản hợp pháp hoặc chứng từ nhập khẩu khoáng sản hợp lệ (trường hợp doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu khoáng sản nhập khẩu);
+ Đối với doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu khoáng sản: Hợp đồng mua khoáng sản kèm theo bản sao hóa đơn giá trị gia tăng hoặc Hợp đồng uỷ thác xuất khẩu khoáng sản ký với doanh nghiệp hoặc chứng từ hợp lệ mua khoáng sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu, phát mại;
Khi làm thủ tục thông quan, nếu Hải quan cửa khẩu có cơ sở nghi vấn lô hàng khoáng sản xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn chất lượng thì có quyền vẫn cho thông quan, đồng thời tiến hành lập Biên bản và lấy mẫu khoáng sản để kiểm tra lại.
Việc kiểm tra do một phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS thực hiện. Nếu kết quả kiểm tra khẳng định sự nghi vấn thì doanh nghiệp xuất khẩu phải chịu phạt theo quy định hiện hành và chịu chi phí thử nghiệm. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy lô hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định thì chi phí thử nghiệm do Hải quan cửa khẩu chịu.
Doanh nghiệp khi làm thủ tục giấy phép xuất khẩu đất hiếm, ngoài việc thực hiện các quy định của Hải quan còn phải xuất trình các loại giấy tờ trên.
>> Xem thêm: Thủ tục xin miễn giảm thuế đất phi nông nghiệp
Khi khai thác đất hiếm có cần đánh giá tác động môi trường không?
Việc xuất khẩu đất hiếm có ý nghĩa chiến lược quan trọng, và các quốc gia liên quan đang nỗ lực để đảm bảo nguồn cung ổn định và phát triển bền vững ngành công nghiệp này. Các quốc gia xuất khẩu đất hiếm có thể sử dụng nguồn tài nguyên này như một công cụ chiến lược trong các cuộc đàm phán quốc tế, tạo ra ảnh hưởng lớn đến các quốc gia nhập khẩu, giúp phát triển ngành công nghiệp khai thác và chế biến, tạo công ăn việc làm và thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương.
Theo Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường như sau:
Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường
1. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Theo khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư như sau:
Tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư
…
3. Dự án đầu tư nhóm I là dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, bao gồm:
a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
b) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
c) Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
d) Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
đ) Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
e) Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.
…
Theo đó, hiện nay việc khai thác đất hiếm được xem là khai thác khoáng sản, trong trường hợp dự án khai thác đất hiếm có quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường thì sẽ phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định.Trên thực tế, vì trong đất hiếm có chứa chất phóng xạ nên nếu khai thác không đảm bảo sẽ gây ô nhiễm môi trường. Cho nên khi có dự án khai thác đất hiếm sẽ phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục xuất khẩu đất hiếm như thế nào?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Việc ủy quyền thừa kế đất đai thường xảy ra khi người thừa kế vì lý do sức khỏe hoặc ở xa. Nên ủy quyền cho người khác giúp mình thực hiện các thủ tục cần thiết.
Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo đó, nếu người đã mất không còn cha mẹ, không có con cái thì người thuộc hàng thừa kế thứ hai sẽ được hưởng thừa kế di sản. Cụ thể trong trường hợp này là bác của bạn sẽ được hưởng thừa kế.