Viên chức là thuật ngữ dùng để chỉ những người được công nhận và đảm nhận các vị trí, chức vụ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội, doanh nghiệp nhà nước, và các tổ chức khác. Tạm đình chỉ công tác đối với viên chức là biện pháp quản lý nhằm ngừng tạm thời các hoạt động công việc và các quyền lợi liên quan của viên chức trong một khoảng thời gian xác định. Vai trò của quyết định tạm đình chỉ công tác là rất quan trọng giúp đảm bảo không xảy ra xung đột, giữ gìn trật tự công việc và an ninh làm việc. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành,Tạm đình chỉ công tác đối với viên chức khi nào? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Tạm đình chỉ công tác có phải hình thức kỷ luật viên chức không?
Tạm đình chỉ công tác đối với viên chức là quyết định của cơ quan, tổ chức để ngừng tạm thời công việc và các hoạt động liên quan của viên chức đó trong thời gian xác định. Quyết định tạm đình chỉ công tác có thể được cơ quan, tổ chức ra lệnh sau khi xác định nguyên nhân và căn cứ pháp lý. Thời gian tạm đình chỉ công tác thường là để tạo điều kiện cho quá trình điều tra, xác minh và giải quyết vấn đề.
Các hình thức kỷ luật đối với viên chức được quy định tại Điều 52 Luật Viên chức 2010 như sau:
Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
1. Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Buộc thôi việc.
2. Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
3. Hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý.
4. Quyết định kỷ luật được lưu vào hồ sơ viên chức.
5. Chính phủ quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với viên chức.
Theo quy định thì viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
– Khiển trách;
– Cảnh cáo;
– Cách chức;
– Buộc thôi việc.
Lưu ý: Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, trong các hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức thì không có hình thức tạm đình chỉ công tác. Do đó, tạm đình chỉ công tác không phải là hình thức xử lý kỷ luật đối với viên chức.
Tạm đình chỉ công tác đối với viên chức khi nào?
Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nội quy, quy định của cơ quan, tổ chức hoặc các quy định khác, việc tạm đình chỉ công tác giúp đảm bảo quyền lợi của cả người viên chức và cơ quan, tổ chức trong quá trình điều tra, làm rõ sự việc. Quyết định tạm đình chỉ công tác cần được đưa ra dựa trên căn cứ chính xác và phải minh bạch, để tránh các sự hiểu lầm, tranh chấp và đảm bảo công bằng cho người được áp dụng quyết định này.
Tạm đình chỉ công tác được quy định tại Điều 54 Luật Viên chức 2010 như sau:
Tạm đình chỉ công tác
1. Trong thời hạn xử lý kỷ luật, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức nếu thấy viên chức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật. Thời gian tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày. Hết thời gian tạm đình chỉ công tác, nếu viên chức không bị xử lý kỷ luật thì được bố trí vào vị trí việc làm cũ.
2. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác, viên chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, trong thời hạn xử lý kỷ luật, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định tạm đình chỉ công tác của viên chức nếu thấy viên chức tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý kỷ luật.
– Thời gian tạm đình chỉ công tác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng không quá 30 ngày.
– Hết thời gian tạm đình chỉ công tác, nếu viên chức không bị xử lý kỷ luật thì được bố trí vào vị trí việc làm cũ.
>> Xem thêm: Độ tuổi được lái xe gắn máy 50cc
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức thực hiện như thế nào?
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức thực hiện theo Điều 53 Luật Viên chức 2010 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì viên chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.
Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:
a) 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
b) 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
a) Viên chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
b) Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
c) Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
d) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
3. Thời hạn xử lý kỷ luật đối với viên chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm của viên chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
4. Trường hợp viên chức đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức để xem xét xử lý kỷ luật.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Tạm đình chỉ công tác đối với viên chức khi nào?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 81 Luật cán bộ, công chức 2008 thì:
“2. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, cán bộ, công chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.”
Theo đó, tại Điều 24 Nghị định 34/2011/NĐ-CP thì trong thời gian tạm đình chỉ công tác, công chức được hưởng 50% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 54 Luật viên chức 2010 thì:
Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác, viên chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định 27/2012/NĐ-CP thì trong thời gian tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc tạm đình chỉ công tác để xem xét xử lý kỷ luật thì viên chức được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề.