Tội trộm tài sản công ty là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của công ty mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, với mục đích chiếm đoạt tài sản đó để sử dụng hoặc bán lấy tiền. Hành vi trộm cắp tài sản của công ty có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng cho công ty, bao gồm tổn thất tài chính, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và uy tín của công ty. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Tội trộm tài sản công ty bị xử lý thế nào? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Tội trộm tài sản công ty bị xử lý thế nào?
Trộm tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác một cách trái pháp luật. Hành vi này được thực hiện mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, và người thực hiện hành vi này thường có ý định chiếm đoạt tài sản một cách vĩnh viễn hoặc trong một khoảng thời gian dài để hưởng lợi. Việc phòng chống trộm cắp tài sản trong công ty đòi hỏi sự hợp tác của toàn bộ nhân viên, quản lý và các biện pháp an ninh hiệu quả để bảo vệ tài sản của công ty.
Căn cứ khoản 1 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải được quy định như sau:
Điều 125. Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.
Như vậy, nhân viên thực hiện hành vi lấy trộm tài sản tại nơi làm việc thì công ty có đầy đủ cơ sở để áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với người này. Ngoài ra, nhân viên thực hiện hành vi này thì còn có thể bị áp dụng đồng thời một trong hai hình thức xử lý tại Mục 2 Mục 3 dưới đây.
>> Xem thêm: Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
Mức xử phạt hành chính đối với nhân viên lấy trộm tài sản công ty?
Trộm tài sản của công ty có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả công ty và các bên liên quan. Hành vi trộm cắp trong công ty có thể gây tổn thất tài chính, làm mất mát tài sản trực tiếp gây ra thiệt hại tài chính cho công ty. Tài sản bị mất có thể bao gồm tiền mặt, hàng hóa, thiết bị, dữ liệu và các tài sản khác, làm giảm lợi nhuận và gây khó khăn về tài chính.
Căn cứ điểm a khoản 1, khoản 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức xử phạt hành chính đối với hành vi trộm cắp tài sản của công ty được quy định như sau:
Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
…
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Như vậy, nhân viên thực hiện hành vi lấy trộm tài sản của công ty chưa đến mức truy cứu tránh nhiệm hình sự thì bị có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và áp dụng hình thức thức xử phạt bổ sung như sau:
– Tịch thu tang vật, phương tiện dùng để thực hiện hành vi trộm cắp tài sản;
– Áp dụng hình thức trục xuất đối với nhân viên là người nước ngoài thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.
Nhân viên lấy trộm tài sản công ty có bị đi tù không?
Hành vi trộm cắp trong công ty có thể làm giảm lòng tin của khách hàng, đối tác kinh doanh và nhà đầu tư. Uy tín của công ty có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt nếu vụ trộm cắp được công khai. Sau một vụ trộm cắp, công ty có thể phải đầu tư thêm vào các biện pháp an ninh và bảo vệ để ngăn chặn các vụ trộm cắp tương lai. Công ty có thể phải tham gia vào các thủ tục pháp lý để xử lý vụ việc, bao gồm việc khởi kiện và truy tố người phạm tội.
Căn cứ Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật số 12/2017/QH14), nhân viên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội trộm cắp tài sản nếu thực hiện hành vi trộm cắp 02 đôi giày có tổng giá trị từ 02 triệu đồng trở lên hoặc dưới 02 triệu nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:
– Đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản;
– Đã bị kết án về Tội trộm cắp tài sản hoặc về một trong các Tội: Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cưỡng đoạt tài sản… chưa được xóa án tích lại vi phạm;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Tài sản là phương tiện kiếm sống của chính họ và gia đình;
– Tài sản là di vật, cổ vật.
Cũng theo Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật số 12/2017/QH14), khung hình phạt với tội trộm cắp tài sản cụ thể như sau:
– Khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm họăc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm:
+ Trộm cắp tài sản trị giá từ 02 triệu đồng trở lên; hoặc
+ Dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc 01 trong các trường hợp nêu trên.
– Khung hình phạt tù từ 02 – 07 năm nếu phạm tội trộm cắp tài sản mà thuộc 01 trong các trường hợp:
+ Phạm tội có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Chiếm đoạt tài sản giá trị từ 50 – dưới 200 triệu đồng;
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
+ Hành hung để tẩu thoát;
+ Tài sản là bảo vật quốc gia;
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Khung hình phạt tù từ 07 – 15 năm khi phạm tội thuộc 01 trong các trường hợp:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 – dưới 500 triệu đồng;
+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
– Khung hình phạt tù từ 12 – 20 năm khi:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;
+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
– Ngoài ra, nhân viên phạm tội trộm cắp tài sản có thể bị phạt tiền từ 05 – 50 triệu đồng.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Tội trộm tài sản công ty”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Người lao động có hành vi trộm cắp tài sản tại công ty có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải. Tuy nhiên, hiện nay Bộ luật Lao động 2019 không quy định chi tiết giá trị tài sản trộm cắp từ bao nhiêu tiền trở lên thì người lao động bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải.
Theo đó, việc áp dụng hình thức kỷ luật sa thải với người lao động có hành vi trộm cắp tại nơi làm việc sẽ căn cứ vào nội quy lao động của công ty. Bởi theo điểm g khoản 2 Điều 69 Nghị định 145/2020, nội quy lao động của công ty phải ghi nhận cụ thể các hành vi vi phạm kỷ luật lao động cũng như các hình thức xử lý kỷ luật lao động.
Tóm lại, công ty, doanh nghiệp có quyền xử lý kỷ luật sa thải với nhân viên có hành vi trộm cắp tài sản tại nơi làm việc. Cần lưu ý rằng công ty không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
Đối với cá nhân thực hiện hành vi trộm cắp tài sản lần đầu, không gây ra hậu quả nghiêm trọng về giá trị tài sản (cụ thể là dưới 2.000.000 đồng) và chưa bị kết án về các tội về chiếm đoạt tài sản thì người thực hiện hành vi vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính
Cụ thể tại Điểm a Khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản.