Luật cư trú 2020 được ban hành đã dấn đến rất nhiều thay đổi trong các quy định; về quản lý dân cư cũng như việc thực hiện; một số thủ tục hành chính liên quan đến tư pháp hộ tịch. Có thể nói đăng ký tạm trú là một trong những vấn đề được người dân khá là quan tâm đặc biệt là đối tượng sinh viên, người lao động làm việc tại các thành phố lớn như Hà Nội. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quy trình thủ tục đăng ký tạm trú tại Hà Nội. Để rõ hơn về vấn đề này hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu ngay nhé !
Căn cứ pháp lý
Sinh sống dưới 30 ngày có phải đăng ký tạm trú không?
Nếu như Luật Cư trú năm 2006 yêu cầu trong vòng 30 ngày; người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng; không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phường đó phải đăng ký; tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn thì Luật Cư trú 2020; đã quy định nới lỏng hơn về thời gian cư trú dài hơn mới phải đăng ký tạm trú.
Theo đó tại khoản 1 điều 27 Luật cư trú 2020 quy định về thời hạn tiến hành đăng ký tạm trú như sau:
1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính; cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác; từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
Việc, quy định nếu sinh sống từ 30 ngày trở lên mới phải đăng ký tạm trú; tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho nhiều người có thời gian chuẩn bị; cũng như giảm tải được các thủ tục hành chính đổi với những người lao động; làm việc không cố định tại một địa địa điểm cố định.
Không thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tại Hà Nội bị xử lý thế nào ?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 8 nghị định 167/2013/NĐ-CP thì :
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
Hiện nay; luật cư trú 2020 chưa ban hành nghị định về hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính mới. Tuy nhiên, trong thời gian tới có thể mức xử phạt vi phạm hành chính sẽ tăng lên đối với trường hợp không thực hiện, thủ tục đăng ký tạm trú tại Hà Nội.
Ngoài việc để tránh bị xử phạt hành chính thì người dân nên thực hiện việc đăng ký tạm trú bởi những lý do sau:
- Về phía cơ quan Nhà nước, việc đăng ký tạm trú giúp Nhà nước quản lý công dân, góp phần đảm bảo an ninh trật tự.
- Với người ngoại tỉnh, việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ cần thiết để đảm bảo công dân được hưởng một số quyền lợi nhất định như: Cho con đi học tại các trường mầm non, tiểu học, phổ thông công lập; Làm thủ tục vay vốn ngân hàng hoặc vay tiêu dùng tại các công ty tài chính; Làm thủ tục mua hàng trả góp… tại địa bàn tạm trú.
Thủ tục đăng ký tạm trú tại Hà Nội
Để thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tại Hà Nội người đăng ký tạm trú phải đáp ứng; các điều kiện về đăng ký tạm trú theo quy định tại điều 27 Luật cư trú 2020. Việc đăng ký tạm trú bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký tạm trú
Theo quy định tại khoản 1 điều 28 Luật Cư trú năm 2020; hồ sơ đăng ký tạm trú tại Hà Nội bao gồm:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú;
- Đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên; thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ; trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
Có thể bạn quan tâm:
Bước 2: Nộp hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký tạm trú tại Hà Nội
Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Hà Nội; đến Công an cấp xã, Phường nơi mình dự kiến tạm trú.
Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký tạm trú, cơ quan đăng ký cư trú; kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký tạm trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm. Trong thời hạn 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn tạm trú đã đăng ký, công dân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết”Thủ tục đăng ký tạm trú tại Hà Nội theo quy định của Luật cư trú 2020 ?“giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Tại Hà Nội, căn cứ Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố, mức lệ phí đăng ký tạm trú nhưng không cấp Sổ tạm trú là 15.000 đồng/trường hợp đăng ký ở các quận; ở các khu vực khác là 8.000 (từ 01/7/2021, không cấp Sổ tạm trú mới).
Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm. Trong thời hạn 15 ngày trước ngày kết thúc thời hạn tạm trú đã đăng ký, công dân phải làm thủ tục gia hạn tạm trú.
Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 55/2021/TT-BCA, công dân đến sinh sống tại chỗ ở khác trong cùng phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú thì không phải đăng ký tạm trú. Họ có trách nhiệm đến cơ quan đăng ký cư trú để cập nhật thông tin về nơi ở hiện tại trong Cơ sở dữ liệu về cư trú nếu chỗ ở đó không đủ điều kiện đăng ký thường trú