Giấy đăng ký xe là một loại tài liệu pháp lý quan trọng, xác nhận sự đăng ký và thông tin về một phương tiện giao thông cụ thể với cơ quan quản lý đăng ký xe của quốc gia hoặc khu vực. Thực tế có nhiều trường hợp, các cá nhân, tổ chức tạo ra các bản sao hoặc bản làm giả của giấy đăng ký xe ô tô hoặc xe máy mà không có sự cho phép của cơ quan quản lý đăng ký xe. Thậm chí, sử dụng giấy đăng ký xe giả để đạt được lợi ích cá nhân bất hợp pháp, như trốn tránh các khoản phí bảo trì, thuế, phí đăng ký hoặc các hạn chế về việc sử dụng xe. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Sử dụng giấy đăng ký xe giả có bị phạt không? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Mức hình phạt đối với hành vi làm cà vẹt xe giả theo quy định hiện nay như thế nào?
Sử dụng giấy đăng ký xe giả là hành vi vi phạm pháp luật, được định nghĩa là sử dụng các bản sao hoặc bản làm giả của giấy đăng ký xe ô tô hoặc xe máy, thay đổi thông tin trên giấy đăng ký xe, ví dụ như thay đổi chủ sở hữu, thông tin về xe, hoặc các thông tin liên quan khác,… Hành vi này thường có mục đích để lừa đảo, gian lận trong các giao dịch liên quan đến phương tiện giao thông, hoặc để trốn tránh các nghĩa vụ pháp lý nhất định.
Hành vi làm cà vẹt xe giả theo được khép vào tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Theo đó, mức xử phạt đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
- Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, theo quy định trên, hành vi làm giả cà vẹt xe có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015.
Mức hình phạt thấp nhất đối với tội phạm này là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Sử dụng giấy đăng ký xe giả có bị phạt không?
Giấy đăng ký xe là tài liệu cần thiết để chứng minh việc sở hữu và quyền sử dụng phương tiện giao thông đường bộ. Nó cũng cung cấp thông tin quan trọng cho các cơ quan thực thi pháp luật và quản lý giao thông để giám sát và quản lý các hoạt động liên quan đến xe cộ trên đường. Việc sử dụng giấy đăng ký xe giả không chỉ gây ảnh hưởng đến pháp luật và an ninh giao thông mà còn đe dọa đến an toàn của chính người tham gia giao thông và cộng đồng xung quanh.
Sau khi xe vượt qua các kiểm tra kỹ thuật, trung tâm đăng kiểm sẽ cấp giấy chứng nhận đăng kiểm và tem đăng kiểm dán lên kính xe. Giấy chứng nhận này có thời hạn sử dụng nhất định, thường là 6 tháng đến 2 năm tùy thuộc vào loại xe và mục đích sử dụng. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Hồ sơ đăng kiểm xe hiện nay gồm những giấy tờ nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Cà vẹt xe là tên gọi khác của Giấy chứng nhận đăng ký xe, là giấy tờ pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ sở hữu xe cơ giới, xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp của chủ sở hữu đối với xe đó.
Theo đó, với hành vi sử dụng cà vẹt xe giả để tham gia giao thông, mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
…
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
b) Sử dụng Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc);
… - Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 3; khoản 4; khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 3, điểm d khoản 4 Điều này bị tịch thu đèn lắp thêm, còi vượt quá âm lượng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 6 Điều này bị tịch thu Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, Giấy đăng ký xe, biển số không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
…
Như vậy, với hành vi sử dụng cà vẹt xe giả để tham gia giao thông thì bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Đồng thời buộc tịch thu cà vẹt xe giả và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
>> Xem thêm: hợp đồng chuyển giao công nghệ
Sử dụng cà vẹt xe giả có thể bị đi tù bao nhiêu năm?
Việc sử dụng cà vẹt xe giả có thể dẫn đến các hậu quả pháp lý, với các hình phạt và khoản tiền phạt lớn. Hành vi này gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và an ninh quốc gia, vì các cơ quan chức năng không thể theo dõi và kiểm soát đúng lượng các phương tiện tham gia giao thông. Ngoài ra, còn có thể dẫn đến mất mát kinh tế, vì những khoản phí đăng ký, bảo trì, thuế và bảo hiểm không được đóng đầy đủ hoặc không chính xác.
Với hành vi sử dụng cà vẹt xe giả được xem là sử dụng giấy tờ giả của cơ quan nhà nước và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, cụ thể như sau:
Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
- Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, trường hợp cá nhân sử dụng cà vẹt xe giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” với khung hình phạt cao nhất là 07 năm tù.
Đồng thời người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Sử dụng giấy đăng ký xe giả có bị phạt không?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 341 Bộ luật Hình sự quy định về Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức, Làm cà vẹt xe giả có tổ chức bị thì bị phạt tù từ 02 – 05 năm.
Kiểm tra qua website https://gplx.gov.vn/.
Bước 1: Truy cập link tra cứu: https://gplx.gov.vn/.
Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin.
Bước 3: Ấn nút Tra cứu và kiểm tra thông tin.
Trường hợp 1: Hiện đầy đủ và đúng với thông tin về bằng lái xe tra cứu thì bằng lái xe đó là thật.
Trường hợp 2: Thông tin trả về không khớp với bằng lái xe tra cứu thì đó là bằng giả.
Trường hợp 3: Hệ thống báo “Không tìm thấy số GPLX đã nhập” thì nhiều khả năng đó là bằng giả.