Xác nhận lại ranh giới đất là quá trình xác định lại ranh giới hoặc biên giới của một miếng đất nhằm xác định chính xác vị trí và diện tích của lô đất đó. Đây là bước quan trọng trong quá trình hợp pháp hóa quyền sở hữu đất. Nó cung cấp thông tin minh bạch và chi tiết về vị trí và diện tích của đất để đảm bảo rằng quyền sở hữu đất được công nhận và bảo vệ pháp lý, tranh chấp và nhầm lẫn sau này. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Mẫu đơn xin xác nhận lại ranh giới đất là mẫu nào? Tải về Mẫu đơn xin xác nhận lại ranh giới đất tại đâu? Đơn đề nghị đo lại đất có tranh chấp nộp ở đâu? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Mẫu đơn xin xác nhận lại ranh giới đất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
…., ngày …. tháng …. năm ….
ĐƠN XIN XÁC NHẬN RANH GIỚI ĐẤT ĐAI
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã( Phường/ thị trấn):…………………………
Tên tôi là:…………………………………… Sinh ngày:…………………….
Số CCCD: …………………………………..Cấp ngày: ……………………….. Tại:………………….
Địa chỉ thường trú:……………………………….
Chỗ ở hiện nay:…………………………………
Số điện thoại:……………………………………..
Tôi xin trình bày với cơ quan sự việc như sau:
Tôi là người đang sử dụng thửa đất số…..tờ bản đồ số…. địa chỉ………………………Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số………….do…………….cấp ngày…………………..
Hiện nay tôi đang có nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng phần đất trên cho ông/bà……………Số CMND Số: ……………………..do công an ……………cấp ngày……………….cư trú tại………………….. Do yêu cầu của ông / bà ………….tôi cần xác minh ranh giới đất mà tôi đã cung cấp thông tin cho ông/ bà………………….là đúng.
Cho nên bằng văn bản này tôi kính gửi đến cơ quan, kính mong quý cơ quan xem xét và xác nhận ranh giới đất giữa phần đất thuộc quyền sử dụng đất của tôi và những phần đất liền kề được xác định đúng thông tin sau:……………………..
Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi nêu trên là đúng sự thật và tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin này.
Kính mong quý cơ quan xem xét và chấp nhận đề nghị trên của tôi, tiến hành xác nhận ranh giới thửa đất cho tôi để tôi sớm hoàn tất thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN | Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên) |
Tải về mẫu đơn xin xác nhận lại ranh giới đất
Đơn xác nhận lại ranh giới đất là một văn bản chính thức mà người sử dụng đất hoặc chủ sở hữu đất gửi đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu xác nhận lại vị trí và ranh giới của lô đất mà họ sở hữu hoặc sử dụng. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác nhận lại vị trí và ranh giới của lô đất dựa trên hồ sơ và thông tin liên quan. Quá trình này giúp đảm bảo rằng thông tin về ranh giới và diện tích của đất là chính xác. Bạn đọc có thể tham khảo và tải về miễn phí mẫu đơn xin bảo lĩnh tại đây
>> Xem thêm: Hồ sơ bồi thường bảo hiểm cháy nổ
Đơn đề nghị đo lại đất có tranh chấp nộp ở đâu?
Việc xác nhận lại ranh giới đất là một bước quan trọng trong việc đảm bảo sự minh bạch, chính xác và hợp pháp trong quản lý và sử dụng đất đai. Trước khi thực hiện giao dịch mua bán hoặc cho thuê đất, việc xác nhận lại ranh giới giúp đảm bảo rằng các bên liên quan hiểu rõ về vị trí và diện tích của lô đất. Điều này giúp tránh tranh chấp và hiểu biết rõ ràng về tài sản bất động sản trước khi thực hiện giao dịch. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Đơn đề nghị đo lại đất có tranh chấp nộp ở đâu, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Theo Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP và khoản 1 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP quy định về thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực đất đai như sau:
Thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực đất đai
1. Văn phòng đăng ký đất đai:
a) Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hiện có ở địa phương; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp được ủy quyền theo quy định; xây dựng, quản lý, cập nhật, đo đạc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và thực hiện các dịch vụ khác trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực theo quy định của pháp luật;
b) Văn phòng đăng ký đất đai có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
…
Đồng thời tại Điều 72a Nghị định 43/2014/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 47 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục xác định lại diện tích đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận như sau:
Trình tự, thủ tục xác định lại diện tích đất ở cho hộ gia đình, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận
Trình tự, thủ tục xác định lại diện tích đất ở theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 24 của Nghị định này thực hiện như sau:
1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị xác định lại diện tích đất ở tại nơi nộp hồ sơ quy định tại Điều 60 của Nghị định này.
2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ khi cấp Giấy chứng nhận trước đây, nếu đủ điều kiện xác định lại diện tích đất ở theo quy định tại khoản 5 Điều 24 của Nghị định này thì trình cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Nghị định này để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; cập nhật, chỉnh lý biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Như vậy, để nộp đơn đề nghị đo lại đất có tranh chấp thì sẽ đến nộp tại văn phòng đăng ký đất đai
Trường hợp chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân.
Trường hợp có nộp hồ sơ tại ủy ban nhân dân cấp xã thì ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất là cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Mẫu đơn xin xác nhận lại ranh giới đất”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo khoản 1 Điều 91 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì quy định về căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất bao gồm:
– Chứng cứ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất do các bên tranh chấp đất đai đưa ra.
– Thực tế diện tích đất mà các bên tranh chấp đang sử dụng ngoài diện tích đất đang có tranh chấp và bình quân diện tích đất cho một nhân khẩu tại địa phương.
– Sự phù hợp của hiện trạng sử dụng thửa đất đang có tranh chấp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Chính sách ưu đãi người có công của Nhà nước.
– Quy định của pháp luật về giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất.
Các nguyên tắc để xác định ranh giới sử dụng đất bao gồm:
– Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc lập đơn vị hành chính và điều chỉnh địa giới
– Bản đồ địa giới hành chính thể hiện các mốc địa giới hành chính theo đúng như yêu cầu. Trong đó bao gồm các yếu tố địa vật, địa hình
– Sơ đồ vị trí mốc địa giới hành chính được quy định một cách rõ ràng,
– Mô tả tình hình chung về địa giới hành chính và xác nhận đường mô tả địa giới
– Bảng tọa độ mốc địa giới hành chính cùng các điểm đặc trưng trên đường địa giới
– Phiếu thống kê các yếu tố địa lý liên quan đến địa giới hành chính
– Giải quyết tranh chấp về ranh giới sử dụng đất
– Thống kê tài liệu liên quan đến địa giới hành chính của các đơn vị cấp dưới.