Trong bối cảnh hội nhập, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các quốc gia và khu vực khác nhau Các hiệp định này thường bao gồm các điều khoản miễn thuế hoặc giảm thuế đối với nhiều loại hàng hóa khi nhập khẩu vào Việt Nam. Khi đó, hàng hóa nhập khẩu dưới dạng quà biếu, quà tặng cá nhân có giá trị dưới một mức quy định nhất định có thể được miễn thuế. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Hoàn thuế khi mua hàng ở nước ngoài đối với mặt hàng nào? Các loại thuế khi mua hàng nước ngoài về Việt Nam gồm những gì? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Các loại thuế khi mua hàng nước ngoài về Việt Nam gồm những gì?
Hiện nay, một số loại hàng hóa đặc biệt có thể được miễn thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam, chẳng hạn như hàng hóa nhập khẩu phục vụ các dự án viện trợ, dự án đầu tư được Chính phủ Việt Nam phê duyệt, hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu,.. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Các loại thuế khi mua hàng nước ngoài về Việt Nam gồm những gì, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Thông thường sẽ có 3 loại thuế khi mua hàng về Việt Nam gồm: Thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thuế nhập khẩu được xem là thuế phức tạp nhất trong quá trình mua và nhập các loại hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam. Mức thuế này sẽ dựa trên loại hàng hóa và nguồn gốc nhập hàng để tính phí. Mỗi một mặt hàng, cũng như hàng được nhập tại mỗi quốc gia cũng sẽ có quy định cho mức tính thuế riêng.
Lấy ví dụ để bạn dễ hiểu như đối với Trung Quốc khi nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam sẽ được tính theo biểu thuế của hiệp hội ASEAN – Trung Quốc. Đối với hàng hóa được nhập khẩu từ Mỹ thì sẽ được tính theo biểu thuế của WTO. Cũng chính vì vậy, bạn cần phải tra bảng thuế khi mua hàng nước ngoài về Việt Nam mỗi khi nhập hàng.
Thuế nhập khẩu được tính bằng công thức: Giá trị hải quan của hàng nhập khẩu x Thuế tiêu thụ đặc biệt) x Thuế suất thuế nhập khẩu.
Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng sẽ áp dụng với mọi mặt hàng, tùy vào từng loại mặt hàng sẽ có mức thuế khác nhau từ 0 – 10%. Tuy nhiên, hầu hết mức thuế suất khi nhập hàng nước ngoài về Việt Nam đều là 10%. Bởi theo quy định luật của nhà nước mức thuế 0% sẽ chỉ áp dụng đối với loại hình dịch vụ, mức thuế 5% sẽ áp dụng đối những mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, điện nước.
Thuế giá trị gia tăng được tính bằng công thức: Giá trị hải quan của hàng nhập khẩu + Thuế tiêu thụ đặc biệt + Thuế nhập khẩu) x Thuế suất GTGT.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ chỉ áp dụng đối với những mặt hàng mà nhà nước hạn chế tiêu thụ như: Rượu bia, thuốc lá, ô tô,… Còn những mặt hàng phổ biến khác như quần áo, giày dép, phụ kiện, nước hoa,… sẽ không phải chịu mức thuế này khi nhập hàng nước ngoài về Việt Nam.
Thuế tiêu thụ đặc biệt được tính bằng công thức: Giá trị hải quan của hàng nhập khẩu x Thuế suất.
Hoàn thuế khi mua hàng ở nước ngoài đối với mặt hàng nào?
Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có thể được miễn thuế trong một số trường hợp đặc biệt. Việc miễn thuế nhập khẩu giúp thúc đẩy thương mại quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng, đồng thời hỗ trợ các dự án phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Hồ sơ đăng kiểm xe hiện nay gồm những giấy tờ nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Những mặt hàng phải đóng thuế khi mua hàng nước ngoài về Việt Nam
Căn cứ Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 quy định về đối tượng phải đóng thuế khi mua hàng nước ngoài về Việt Nam gồm:
1. Hàng hóa xuất – nhập khẩu qua cửa khẩu và biên giới của Việt Nam.
2. Các loại hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan và ngược lại.
3. Hàng hóa xuất – nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất – nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu và quyền phân phối.
Những mặt hàng không phải đóng thuế khi mua hàng từ nước ngoài về Việt Nam:
1. Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu hoặc trung chuyển.
2. Hàng hóa viện trợ nhân đạo và hàng hóa viện trợ không hoàn lại.
3. Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.
4. Các loại dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên nhà nước khi xuất khẩu.
Đồng thời, căn cứ Điều 29 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu có giá trị hải quan trên 1.000.000 VNĐ hoặc tổng số thuế phải nộp trên 100.000VNĐ thì phải nộp thuế hoàn toàn lô hàng nhập khẩu.
Còn đối với những trường hợp gửi dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị hải quan dưới 1.000.000VND hoặc số thuế phải nộp dưới 100.000VNĐ sẽ được miễn thuế.
>> Xem thêm: Đơn đề nghị gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản
Hồ sơ miễn thuế khi mua hàng nước ngoài về Việt Nam gồm những gì?
Hàng hóa nhập khẩu dưới dạng hàng mẫu, hàng quảng cáo có thể được miễn thuế nếu đáp ứng các điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật Việt Nam. Quy định này có thể thay đổi theo từng thời kỳ và phụ thuộc vào loại hàng hóa cũng như giá trị hàng hóa. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Hồ sơ đăng kiểm xe hiện nay gồm những giấy tờ nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
– Hồ sơ miễn thuế là hồ sơ hải quan theo quy định tại Luật hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành.
– Ngoài ra, tùy từng trường hợp, người nộp thuế nộp thêm một trong các chứng từ sau:
+ Hợp đồng ủy thác trong trường hợp ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa: 01 bản chụp;
+ Hợp đồng cung cấp hàng hóa theo văn bản trúng thầu hoặc văn bản chỉ định thầu trong đó ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu trong trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu hàng hóa: 01 bản chụp;
+ Hợp đồng cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí trong đó ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu trong trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa cho hoạt động dầu khí: 01 bản chụp;
+ Hợp đồng cho thuê tài chính trong trường hợp cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa cung cấp cho đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế, trong đó ghi rõ giá cung cấp hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu: 01 bản chụp;
+ Chứng từ chuyển nhượng hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế đối với trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế chuyển nhượng cho đối tượng miễn thuế khác, trong đó ghi rõ giá chuyển nhượng hàng hóa không bao gồm thuế nhập khẩu: 01 bản chụp;
+ Văn bản xác nhận của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với phương tiện vận tải quy định tại khoản 11, khoản 15, khoản 16 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: 01 bản chính.
+ Danh mục miễn thuế đã được cơ quan hải quan tiếp nhận đối với trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế dự kiến nhập khẩu bằng giấy kèm Phiếu theo dõi trừ lùi đã được cơ quan hải quan tiếp nhận: 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu.
+ Quyết định miễn thuế của Thủ tướng Chính phủ đối với trường hợp quy định tại điểm a, b, đ khoản 1 Điều 28 Nghị định 18/2021/NĐ-CP: 01 bản chụp, xuất trình bản chính để đối chiếu
Trường hợp thông báo Danh mục miễn thuế thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử, người nộp thuế không phải nộp Danh mục miễn thuế, cơ quan hải quan sử dụng Danh mục miễn thuế trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử để thực hiện miễn thuế theo quy định.
(Các trường hợp phải thông báo danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu theo quy định tại Điều 30 Nghị định 134/2016/NĐ-CP, bao gồm:
- Trường hợp miễn thuế hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 14 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
- Trường hợp miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong thời hạn 05 năm theo quy định tại Điều 15 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
- Trường hợp miễn thuế hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động dầu khí theo quy định tại Điều 16 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
- Trường hợp miễn thuế hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động đóng tàu, tàu biển xuất khẩu theo quy định tại Điều 17 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
- Trường hợp miễn thuế đối với giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 18 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
- Trường hợp miễn thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế theo quy định tại Điều 23 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
- Trường hợp miễn thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm theo quy định tại Điều 24 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
Đối với các trường hợp phải thông báo danh mục hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu, thủ tục thông báo danh mục hàng hóa miễn thuế được hướng dẫn riêng)
Ghi chú
Đối với các trường hợp miễn thuế đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có trị giá tối thiểu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh, hồ sơ miễn thuế là hồ sơ hải quan theo quy định tại Luật Hải quan 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hoàn thuế khi mua hàng ở nước ngoài áp dụng đối với mặt hàng nào?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Liên quan đến nội dung này, tại Điều 13 Văn bản hợp nhất 34/VBHN-BTC năm 2020 có nêu về điều kiện để được lựa chọn là doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế là:
– Được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có đăng ký bán hàng hoàn thuế giá trị gia tăng, kinh doanh các mặt hàng được hoàn thuế theo quy định tại Điều 11 Thông tư này tại một trong các địa điểm sau đây: Trụ sở chính của doanh nghiệp; Chi nhánh, cửa hàng của doanh nghiệp; Địa điểm đặt đại lý bán hàng cho doanh nghiệp.
– Thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
– Cam kết tham gia vào Hệ thống theo quy định tại Điều 4a Thông tư này.
Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bán hàng hoàn thuế gồm:
– Công văn đăng ký tham gia bán hàng theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 văn bản này;
– Hợp đồng bán hàng đại lý ký giữa doanh nghiệp đăng ký bán hàng với cửa hàng bán hàng đại lý cho doanh nghiệp (đối với trường hợp là cửa hàng đại lý bán hàng cho doanh nghiệp): 01 bản chụp có đóng dấu xác nhận “sao y” của doanh nghiệp.